Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2459 Lượt xem

San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

San lấp đất hay còn gọi là san lấp mặt bằng là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.

Trong những năm gần đây, phổ biến một thực trạng các tổ chức, cá nhân đổ xô tự san gạt, cải tạo mặt bằng để làm nhà kính trồng hoa, rau quả, một số khác lại tự ý thực hiện san lấp đất nông nghiệp để xây nhà.

Vậy việc làm này có đúng hay không? Việc San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không? Nếu xử phạt thì phạt bao nhiêu tiền? Khách hàng đang quan tâm đến những nội dung trên vui lòng tham khảo nội dung bài viết sau của Luật Hoàng Phi.

San lấp đất là gì?

San lấp đất là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau, san lấp đất hay còn gọi là san lấp mặt bằng.

San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người.

Theo quy định Điều 12 Luật đất đai 2013 về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó tại khoản 3 có quy định hành vi nghiêm cấm đó là: Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Đồng thời đối chiếu theo cách hiểu về san lấp đất thì chắc hẳn phần nào chúng ta cũng có thể tự trả lời cho câu hỏi San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

Hành vi san lấp đất có bị xử phạt không?

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định với hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề được coi là hành vi hủy hoại đất.

Mà với hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất đai là một trong những trường hợp nghiêm cấm thực hiện được quy định tại Luật Đất đai. Trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề được xác định là hành vi hủy hoại đất.

Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Ví dụ đất đang là đất nông nghiệp được nhà nước giao quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm mà công dân tự ý san lấp đất để xây thành nhà 03 tầng để ở thì đây được xem là hành vi huỷ hoại đất.

Do vậy, nếu các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi san lấp mà được xem là huỷ hoại đất thì tùy thuộc vào diện tích đất bị hủy hoại, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi san lấp đất trái phép còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Nếu không chấp hành biện pháp xử lý thì có thể bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013.

Thủ tục san lấp đất nông nghiệp thực hiện như thế nào?

Khi đã trả lời được câu hỏi San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không? Chắc hẳn điều khách hàng thắc mắc tiếp theo là làm thế nào để việc san lấp không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Hãy làm theo các bưới dưới đây để không bị xử phạt mà vẫn được thực hiện san lấp:

– Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu làm hồ sơ đăng ký

+ Đơn đề nghị cho phép san lấp bồi đắp nâng cao đất nông nghiệp để lập vườn và trồng cây hàng năm khác.

+ Phương án về san lấp đất trình bày về loại đất đắp, độ cao đắp đất, cam kết về môi trường, giao thông, thoát nước ….

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết.

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp kèm bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú.

 Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận kiểm tra nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; Trường hồ sơ thiếu thì công chức tiếp nhận hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để người nộp bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

 Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan xác minh và đề xuất.

 Bước 4: Nhận văn bản chấp thuận tại Bộ phận tiếp nhận Trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi, giải đáp thắc mắc liên quan đến thắc mắc San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không? Khách hàng tham khảo nội dung tư vấn, có vấn đề gì thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi