Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5839 Lượt xem

Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản

Tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp cho tôi như sau: Bên mua bán tài sản có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Trả lời:

Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản là gì?

Điều 333 Bộ Luật Dân sự quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản theo quy định Bộ Luật Dân sự 2015

Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản

Khi các bên chủ thể của quan hệ mua bán tài sản có thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản như sau:

Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

Khi giao kết hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán tài sản nói riêng, hầu hết các bên chủ thể đều mong muôn đạt được sự thỏa thuận và thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Tuy nhiên, việc thực hiện các hợp đồng trên thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng nguyện vọng của các bên.

Xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau, một trong các bên của hợp đồng hoàn toàn có thể vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo chính thỏa thuận đó. Việc vi phạm này của một trong các bên sẽ làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên còn lại.

Trong hợp đồng mua bán, khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua mà bên mua chưa kịp thanh toán tiền thì rủi ro sẽ nhiều hơn cho bên bán. Vì quyền và lợi ích của bên bán có đạt được hay không lại hoàn toàn dựa vào việc thực hiện hành vi của bên mua. Còn bên mua đã được chiếm hữu thực tế tài sản đó nên nếu bên muạ có vi phạm, bên bán có quyền đòi lại tài sản đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào bên mua cũng vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Do vậy, trong khoảng thời gian thanh toán theo thỏa thuận của các bên, việc chiếm hữu thực tế tài sản của bên mua sẽ phát sinh quyền được khai thác, sử dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản mua bán.

Ví dụ, A và B có thỏa thuận mua bán dây chuyền sản xuất đồ gia dụng, theo đó, A là bên bán sẽ thực hiện vận chuyển và giao cho B vào ngày 20/11/2015, B sẽ phải thanh toán cho A tổng số tiền là 12 tỷ đồng. Việc thanh toán sẽ chia thành 2 đợt, đợt 1 là 5 tỷ sau khi chuyển giao tài sản; đợt 2 là ngày 20/11/2016. Để đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện nghĩa vụ của B, A thỏa thuận kem theo bảo lưu quyền sở hữu của mình cho đến khi B thanh toán đủ tiền cho A. Đến 20/11/2016, B không có khả năng để thực hiện thanh toán toàn bộ số tiền 7 tỷ đồng cho A. Theo quy định của pháp luật, A được quyền đòi lại tài sản sau khi trừ đi chi phí khấu hao tài sản mà B dùng sau 1 năm. Còn B, trong vòng một năm B đã thực hiện việc khai thác, sử dụng, đồng thời có cho thuê hệ thống dây chuyền này và thu được một khoản tiền là 500 triệu. Như vậy, B có quyền sở hữu khoản tiền 500 triệu phát sinh từ hợp đồng thuê dây chuyền sản xuất với chủ thể thứ ba.

Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Rủi ro về tài sản được hiểu là những tổn thất xảy đến với chính tài sản có thể xuất hiện do khách quan hoặc tiềm ẩn ngay trong nội tại của tài sản đó. Xét về nguyên tắc, bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản.

Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký. Theo tinh thần này, trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, bên mua sẽ phải gánh chịu rủi ro đối với tài sản nếu không có thỏa thuận khác. Vì thực tế, tài sản đã được chuyển giao từ bên bán sang bên mua. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận khác, pháp luật sẽ tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi