Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền tác giả là gì?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 466 Lượt xem

Quyền tác giả là gì?

Hầu hết các nước trên thế giới đều có Luật Bảo hộ quyền tác giả nhưng mỗi nước có một mức độ bảo hộ ở những phạm vi rộng hẹp khác nhau xét theo nội hàm của quyền tác giả. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn mô hình Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo những tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. 

Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của các nước trên thế giới được hình thành vào các thời điểm khác nhau. Vì vậy mà có nhiều quan điểm về quyền tác giả cũng khác nhau.

Vậy quyền tác giả là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Quan điểm về Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được pháp luật quy định cho cá nhân đã sáng tạo ra một tác phẩm văn học – nghệ thuật, khoa học.

Hầu hết các nước trên thế giới đều có Luật Bảo hộ quyền tác giả nhưng mỗi nước có một mức độ bảo hộ ở những phạm vi rộng hẹp khác nhau xét theo nội hàm của quyền tác giả. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn mô hình Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo những tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. 

Pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ của Australia và Hoa Kỳ không bảo hộ mọi khía cạnh liên quan tới việc một tác phẩm văn học – nghệ thuật, khoa học được sáng tạo.

Luật Bản quyền của hai nước này không bảo hộ các ý tưởng mà chỉ bảo hộ cách trình bày các ý tưởng đó. Về bản chất, “ý tưởng” là suy nghĩ thuộc về nội tâm của tác giả, còn cách thức, thủ pháp thể hiện là hình thức của một ý tưởng, là cái vỏ của khái niệm.

Từ khái niệm trên, pháp luật về  quyền tác giả của Australia và Hoa Kỳ bảo hộ một bài hát, một tiểu thuyết cụ thể, một trò chơi trên máy vi tính về một chuyện lãng mạn trong vũ trụ nhưng không thể bảo hộ ý tưởng ẩn của câu chuyện tình lãng mạn đó.

Theo đó, ý tưởng của người sáng tạo phát sinh trước khi sáng tạo ra một tác phẩm văn học – nghệ thuật và ý tưởng của tác giả gửi gắm vào tác phẩm không được pháp luật bảo hộ. Những ý tưởng phải được thể hiện dưới một hình thức khách quan (dưới dạng một tác phẩm văn học – nghệ thuật, khoa học được tạo thành) mới là đối tượng được pháp luật bảo hộ.

Như vậy, pháp luật về quyền tác giả không thể bảo hộ ý tưởng của tác phẩm, cho dù ý tưởng đó được tác giả có dụng ý gắn với nội dung của tác phẩm. Những ý tưởng của tác giả được toát ra từ tác phẩm là siêu hình, không thể chiếm hữu, không thể nắm bắt và xác định nó ở dạng vật chất nhất định. Mọi quyền nhân thân và quyền về tài sản của tác giả chỉ liên quan đến tác phẩm văn học, nghệ thuật nhất định, là sản phẩm trí tuệ do chính tác giả sáng tạo ra.

Pháp luật của Australia và Hoa Kỳ cũng như pháp luật của các nước về quyền tác giả đều thể hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự do sáng tạo của cá nhân. Pháp luật của Hoa Kỳ và của Australia đều dựa vào tiêu chí sáng tạo để phân biệt loại hình tác phẩm được bảo hộ và loại hình tác phẩm không được bảo hộ. Những tác phẩm không được bảo hộ theo quy định pháp luật của hai quốc gia nói trên gồm những tin tức sự thật về khoa học, về lịch sử, về sinh học, các tin tức hàng ngày…

Theo quan điểm của các nhà lập pháp của hai nước này thì bất kỳ một sự thật nào được các tác giả tìm ra trong quá trình nghiên cứu đều thuộc về công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng miễn phí. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng các thông tin trong các tài liệu về hoạt động của bộ não, miễn là họ diễn đạt thông tin đó bằng ngôn ngữ của chính mình. Những sự kiện thực tế đó không được pháp luật bảo hộ mặc dù tác giả đã dành nhiều thời gian và chi phí nhiều về mặt tài chính, công sức để cố gắng khám phá ra một điều (một hiện tượng) rõ ràng là chưa từng được biết.

Theo quan điểm của các nhà lập pháp Australia và Hoa Kỳ thì những thông tin phản ánh sự thật kia không có sự sáng tạo trí tuệ của người cung cấp thông tin, do vậy họ không được pháp luật bảo hộ. Quan điểm trên phù hợp với Công ước Berne là các tin tức và các dữ kiện hỗn hợp không được hưởng quy chế bảo hộ”. N Luật Bản quyền của Australia (1968) đã xác định tác phẩm văn học gồm bảng biểu, tập hợp được diễn đạt bằng ngôn từ, con số hoặc biểu tượng dù hữu hình hay vô hình, chương trình máy tính hoặc tập hợp chương trình máy tính, các tác phẩm diễn tả các động tác của cơ thể (như vũ balê).

Ngoài ra, pháp luật về quyền tác giả của Australia còn bảo hộ các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng và cả những tác phẩm nghệ thuật thủ công lành nghề”, cụ thể như các đồ mỹ nghệ, đèn, giấy bồi tường, các đồ trang trí nội thất. Các tác phẩm văn học – nghệ thuật được bảo hộ ở Australia rất rộng và khái niệm tác phẩm văn học nghệ thuật ở nước này cũng rất đa dạng và kể cả tác phẩm nghệ thuật thuần túy hoặc chỉ để dùng vào việc quảng cáo. Ngoài những quy định về quyền tác giả như đã đề cập ở trên, pháp luật của Australia và Hoa Kỳ còn quy định những quyền tương tự như quyền tác giả dưới các hình thức thể hiện bằng băng ghi âm, chương trình phát thanh và truyền hình, các buổi biểu diễn… Nội dung pháp luật bảo hộ quyền tác giả ở Australia và Hoa Kỳ quy định quyền tác giả hoàn toàn tách biệt với quyền sở hữu tài sản hữu hình và đó là sự phân biệt giữa quyền tài sản và quyền tác giả đối với tác phẩm.

Điều kiện cần thiết để bảo hộ quyền tác giả là gì?

Thứ nhất, tác phẩm đó đã được tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; 

Thứ hai, tác phẩm đó phải là một sáng tạo mới. 

Tác phẩm được tạo ra được diễn đạt bằng cụm từ “thể hiện dưới một hình thức vật chất” hoặc cụm từ “được cố định dưới một dạng hữu hình”. Những khái niệm về sự “tạo ra” một tác phẩm được hiểu là tác phẩm đó tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định, trong khoảng thời gian cụ thể. Khái niệm về một tác phẩm văn học – nghệ thuật tồn tại dưới hình thức vật chất nhất định theo đó quyền tác giả mới phát sinh và được bảo hộ bằng pháp luật.

 Tuy nhiên, nếu chiểu theo quy định đó thì trên thực tế đã luôn tồn tại những khó khăn trong việc xác định quyền tác giả của một số loại hình nghệ thuật. Trong trường hợp một diễn viên hài kịch biểu diễn một hài kịch ở nhiều địa điểm khác nhau trong những thời gian khác nhau, chủ đề tư tưởng của từng buổi biểu diễn của diễn viên có thể rất khác nhau tùy thuộc vào tâm trạng của người biểu diễn, từ hoàn cảnh của buổi biểu diễn và sở thích của khán giả, thính giả…

Vì vậy, khái niệm tác phẩm văn học – nghệ thuật phải được thể hiện như thế nào? Tình huống trên được đặt ra và theo quan điểm của các nhà lập pháp Australia và Hoa Kỳ thì việc xác định tác phẩm văn học để bảo hộ hay không bảo hộ phụ thuộc vào những yếu tố sau: 

– Nếu buổi biểu diễn hài kịch của nghệ sĩ được ghi lại bằng bằng âm thanh thì băng ghi âm không thuộc về tác giả mà thuộc về người thực hiện việc ghi âm đó; 

– Nếu tác phẩm được ghi âm và được viết lại dưới hình thức nào đó dù chỉ bằng mấy chữ cẩu thả nhất vào mặt sau của bì, hộp đựng bằng thì khi đó vấn đề quyền tác giả sẽ dựa vào một phần của tác phẩm được ghi lại “dưới một hình thức vật chất hữu hình” và được thừa nhận. 

Quan điểm trên thật phức tạp vì xét về mặt hình thức được xem như là rất “tinh tế nhưng nếu xét về bản chất thì quan điểm trên không được chặt chẽ cho lắm. Bởi vì, nếu xét theo quan điểm đó thì chủ thể sáng tạo bị “nuốt” bởi hình thức ghi âm và quan điểm này còn có sự mâu thuẫn với khái niệm tác phẩm phải thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Nếu xét về một cuộn băng còn trắng (chưa ghi âm), đĩa âm thanh chưa được ghi âm, đĩa từ hình chưa ghi hình… nhưng băng ghi âm chỉ là vật chất đơn thuần, là phương tiện kỹ thuật, do vậy nó không thể được xem là tác phẩm văn học mà người nghệ sĩ hài đã biểu diễn. Quyền tác giả của nghệ sĩ hài ở đây chính là quyền được bảo hộ hình tượng nghệ thuật mà nghệ sĩ thể hiện dưới một hình thức khách quan và không bị phụ thuộc vào bất kỳ phương tiện vật chất nào. Lao động của nghệ sĩ là một loại lao động đặc biệt. Động tác của nghệ sĩ đạt ở mức độ nào đó là một hình tượng nghệ thuật gắn liền với khả năng sáng tạo độc lập của nghệ sĩ biểu diễn, không thể trộn lẫn, không thể tách dời và o không thể chuyển giao cho người khác.

 Những yêu cầu về tính mới của một tác phẩm ở Australia được các tòa án giải thích “thuật ngữ nguyên bản” không có nghĩa là tác phẩm thể hiện của những suy nghĩ sáng tạo nguyên sơ ban đầu. Tính mới liên quan đến cách thể hiện của suy nghĩ. Pháp luật không đòi hỏi việc thể hiện phải dưới dạng mới nhưng tác phẩm đó nhất thiết không phải là bản sao chép của tác phẩm khác và đương nhiên tác phẩm ấy phải do tác giả sáng tạo ra. Trên thực tế khi xem xét để giải quyết những vụ việc cụ thể, tòa án của Australia và của Vươnquốc Anh đã bảo vệ cả những danh mục các con số in sẵn dành cho trò chơi “Bingo“; danh mục tên và vị trí các con ngựa đua do những người làm sách biên soạn; các kiểu mẫu thương mại như hóa đơn điện thoại. 

Những đối tượng được bảo hộ nêu trên thực chất theo quan điểm của pháp luật Việt Nam thì chúng không hề chứa đựng một sáng tạo nào của tác giả, do vậy những đối tượng này ở Việt Nam không thể được coi là sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ. Mức độ tính mới là Luật Bản quyền của Australia quy định ở mức độ thấp hơn so với pháp luật của Hoa Kỳ và của các nước châu Âu quy định cho cùng loại đối tượng. Một tác phẩm có nội dung không có chất lượng, không có giá trị thực tiễn và thẩm mỹ nhưng nếu nó được tác giả sáng tạo ra một cách độc lập không hề sao chép thì sẽ được bảo hộ theo Luật Bản quyền. 

Tại Hoa Kỳ, tác phẩm phải có tính mới được biểu hiện ở sự cố gắng của tác giả tạo ra nó. Tính sáng tạo của một tác phẩm không phải là sự liệt kê những chữ số đơn thuần không cần tới sự cố gắng sáng tạo trí tuệ của bất kỳ ai và ai biết chữ cũng có thể thực hiện được.

Ví dụ quyền niên giám điện thoại, người liệt kê các số điện thoại dù “ý đồ sáng tạo” thì người đó cũng không thể được coi là tác giả của quyền niên giám điện thoại đó. Tại Cộng hòa Liên bang Đức, Luật bản quyền quy định về quyền tác giả ở mức độ đòi hỏi cao hơn luật điều chỉnh đối tượng cùng loại của Australia và tính sáng tạo thực sự được bảo đảm khi “một sáng tạo trí tuệ mang dấu ấn cá nhân”.

Như vậy, ở Cộng hòa Liên bang Đức thì các danh sách giới thiệu mặt hàng, các biểu mẫu in sẵn, các sách hướng dẫn không được pháp luật bảo hộ như tác phẩm. Đặc biệt đối với Nhật Bản, những tác phẩm được bảo hộ phải thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, âm nhạc và khoa học. Nội dung của những tác phẩm trí tuệ đó phải phản ánh về tình cảm của con người và được diễn tả một cách sáng tạo thì được pháp luật bảo hộ.

Tại Nhật Bản, một sản phẩm trí tuệ chỉ được coi là tác phẩm nếu tác phẩm là vật thể hiện tư tưởng sáng tạo, cảm tưởng đó thuộc phạm vi văn học, mỹ thuật hay âm nhạc. Khách thể quyền tác giả ở Nhật Bản gồm những loại hình tác phẩm được phân loại trước nhất là những tác phẩm điển hình, các tác phẩm bằng ngôn ngữ như tiểu thuyết, kịch bản, các luận văn, bài giảng. Theo quan điểm của Nhật Bản thì tiểu thuyết được viết trên giấy trắng, bài giảng hay là diễn thuyết bằng mệng thì vẫn được xem là tương đương với nhau, do đó không phân biệt loại hình tác phẩm viết với tác phẩm không biểu hiện dưới hình thức viết.

 Có những loại thơ chỉ có mười mấy chữ rất ngắn nhưng nó cũng được coi là một tác phẩm trọn vẹn (Việt Nam cũng có những quy định tương tự). Nhưng những câu quảng cáo ngắn ngủi thì đương nhiên không phải là tác phẩm vì những câu quảng cáo chỉ là cách lắp ghép những câu đơn giản, do vậy nó không biểu hiện sự sáng tạo của cảm tưởng và trí tuệ, tình cảm của con người, nó không được coi là tác phẩm.

Tại Nhật Bản, Luật Bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được ban hành năm 1970, thế kỷ XX, tại Điều 2 của Luật nói trên quy định: “Tác phẩm mỹ thuật là mỹ phẩm bao hàm tác phẩm mỹ thuật và công nghệ (có thể gọi là thủ công mỹ nghệ). Theo quy định trên thì các tác phẩm công nghệ có tính cách gia dụng mà được sáng tác từng cái mọt cũng được xem là tác phẩm mỹ thuật”.

Nhưng ở Nhật Bản, pháp luật không bảo hộ các tác phẩm kiến trúc nói chung mà chỉ bảo hộ những tác phẩm kiến trúc có tính nghệ thuật cao. Theo Luật Quyền tác giả thì mặc dù chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc (kiến trúc sư) tuy chưa xây dựng thực sự tác phẩm kiến trúc đó nhưng kết quả của hành vi đã hoàn thành tác phẩm kiến trúc đã vẽ xong thì quyền của tác giả được bảo hộ. 

Nhật Bản còn bảo hộ tác phẩm là phần mềm máy tính. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận một chương trình thuộc phần mềm máy vi tính như một tác phẩm và người sáng tạo có quyền tác giả đối với phần mềm đó. Tuy nhiên, các ngôn ngữ để lập trình hay các giải pháp về toán học không được xem là đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả. 

Những tác phẩm không được bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả ở Nhật Bản là Hiến pháp và các luật, đạo luật, nghị định của Chính phủ, các thông tư của các bộ và các công ước quốc tế, các cáo thị, chỉ thị của Trung ương và chỉ thị của chính quyền địa phương, các phán quyết, quyết định của tòa án và những bản dịch từ các văn bản nói trên. Nhưng luật lại quy định các tác phẩm báo chí, công báo của Nhà nước phát hành đều là tác phẩm được bảo hộ. Những loại tác phẩm này là bạch thư của các bộ, báo cáo của hội đồng thẩm vấn, hội đồng tư vấn của các bộ đều được coi là các tác phẩm và được bảo hộ. 

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả ở Nhật Bản là bảo hộ trong suốt thời gian tác giả còn sống (suốt cuộc đời tác giả) và 50 năm sau khi tác giả chết. Ngoài việc bảo hộ thông thường như trên, ở Nhật Bản còn có một chế độ bảo hộ khá đặc thù là bảo hộ cả thời gian tham gia chiến tranh. Theo cam kết giữa Nhật Bản với quân đội các nước đồng mình khi Nhật Bản bại trận sẽ bảo hộ các tác phẩm theo công ước quốc tế và theo Luật của Nhật Bản, đồng thời cũng sẽ bảo hộ kèm cả thời gian tham gia chiến tranh. Đây là một điểm bất công giữa Nhật Bản với các nước đồng minh như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ (tác phẩm của Hoa Kỳ và của Vương quốc Anh sẽ được bảo hộ 50 năm cộng thêm 10 năm rưỡi những tác phẩm của Nhật Bản thì không được bảo hộ như vậy). 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi