Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Quy định về thời gian báo tăng bảo hiểm xã hội
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2837 Lượt xem

Quy định về thời gian báo tăng bảo hiểm xã hội

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tham gia bảo hiểm xã hội vừa là quyền vừa là một trong những nghĩa vụ quan trọng đối với người lao động. Tuy nhiên, những vấn đề được quan tâm về bảo hiểm xã hội thì không phải ai cũng năm bắt được.

Do đó, trong bài viết hiện nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số vấn đề nhằm làm rõ nội dung: Quy định về thời gian báo tăng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là gì? Báo tăng bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ quy định khoản 1 – Điều 3 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Báo tăng Bảo hiểm xã hội được hiểu là khi doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm thất nghiệp, thì cần báo với co quan Bảo hiểm xã hội bằng văn bản.

Một số trường hợp báo tăng Bảo hiểm xã hội hiện nay, cụ thể:

– Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại…

– Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.

– Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.

Quy định về thời gian báo tăng bảo hiểm xã hội

Vấn đề này được quy định cụ thể tại điểm a – khoản 1 – Điều 99 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể:

Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Do đó, có thể thấy khi thuộc các trường hợp tăng lao động đóng Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan Bảo hiểm xã hội trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh.

Thủ tục báo tăng Bảo hiểm xã hội

Ngoài việc chia sẻ Quy định về thời gian báo tăng bảo hiểm xã hội, chúng tôi còn hướng dẫn Quý vị thực hiện thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội trong bài viết.

Thủ tục báo tăng Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện qua 02 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Hợp đồng giữa Người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động có ký tên, đóng dấu (hợp pháp).

– Bảng lương của người lao động, chỉ cung cấp trong trường hợp báo tăng lùi so với thời điểm hiện tại.

– Thông tin cá nhân của người lao động báo tăng, điền đầy đủ theo phiếu giao nhận hồ sơ của Bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

– Đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Quý bạn đọc tiến hành tìm hiểu địa chỉ của cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi bạn sinh sống và tới tận nơi để nộp hồ sơ.

– Đối với trường hợp nộp trực tuyến qua mạng:

Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội để tạo ra File hồ sơ, sử dụng chữ ký số (Token) của doanh nghiệp để kê khai trên trang của Bảo hiểm xã hội.

Một số quy định về Báo tăng Bảo hiểm xã hội

Thứ nhất: Mức đóng Bảo hiểm xã hội khi báo tăng

– Trường hợp báo tăng cho lao động vào thời điểm lùi so với thời điểm hiện tại thì doanh nghiệp phải đóng phạt truy thu.

– Số tiền đóng Bảo hiểm xã hội = 32% nhân Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động.

– Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động khi báo tăng mới cũng tương tự như người lao động đã đóng lâu năm, cụ thể tỷ lệ đống/tiền lương như công thức trên.

Thứ hai: Thời gian giải quyết hồ sơ báo tăng Bảo hiểm xã hội

– Thời gian giải quyết hồ sơ trong vòng 10 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả.

– Người lao động sẽ nhận được Sổ Bảo hiểm xã hội và Thẻ Bảo hiểm Y tế. Trường hợp người lao động báo tăng trước đây đã từng tham gia Bảo hiểm xã hội và xã có sổ Bảo hiểm xã hội thì chỉ được nhận Thẻ bảo hiểm Y tế.

Xử lý vi phạm về báo tăng Bảo hiểm xã hội

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 122 – Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cùng với đó theo quy định tại Khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Do đó, Doanh nghiệp báo tăng Bảo hiểm xã hội đến tới chậm đóng Bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Như vậy, Quy định về thời gian báo tăng bảo hiểm xã hội đã được Công ty Luật Hoàng Phi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp một số nội dung liên quan đến vấn đề báo tăng bảo hiểm xã hội.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (18 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi