Trang chủ Chưa được phân loại Quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Chưa được phân loại |
  • 693 Lượt xem

Quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Điều kiện quan trọng và cần thiết để thực hiện đúng pháp luật là việc xác định chính xác hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn tác động của nó theo thời gian, theo không gian (lãnh thổ) và phạm vi đối tượng thi hành. 

Hiệu lực theo thời gian 

Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh hiệu lực đến khi chấm dứt hiệu lực của văn bản. 

– Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 

Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết được thông qua. 

Đối với pháp lệnh, nghị quyết đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại Khoản 7 Điều 103 của Hiến pháp thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến. Nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Trong các trường hợp này thì thời hạn công bố chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua lại hoặc Quốc hội quyết định. 

– Việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật 

Công báo là ấn phẩm thông tin pháp lý chính thức của Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý, có chức năng đăng các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành, các điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật khác theo quy định. Công báo được xuất bản dưới hình thức Công báo in và Công báo điện tử. 

Công báo đăng toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác các văn bản do cơ quan ban hành gửi đăng trên Công báo. Công báo không đăng văn bản thuộc danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế, luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành phải được đăng Công báo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành được đăng Công báo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. 

Công báo gồm có Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Văn phòng Chính phủ xuất bản và Công báo cấp tỉnh do văn phòng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xuất bản. 

Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đăng các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: 

1) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành. 

2) Điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

3) Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền ở Trung ương xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật. 

4) Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành. 

5) Danh mục văn bản, quy định hết hiệu lực thi hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương lập, gửi đăng Công báo. 

6) Văn bản pháp luật khác do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành. Việc đăng văn bản này do cơ quan ban hành quyết định. 

Công báo cấp tỉnh đăng các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: 

1) Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. 

2) Văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ở cấp tỉnh xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật. 

3) Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. 

(4) Danh mục văn bản quy định hết hiệu lực thi hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh lập, gửi đăng Công báo. 

5) Văn bản pháp luật khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành. Việc đăng văn bản này do cơ quan ban hành quyết định. 

Về giá trị pháp lý, văn bản đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Nếu có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức. Vào cuối mỗi năm, cơ quan xuất bản Công báo sẽ xuất bản Mục lục Công báo, để phục vụ cho việc tra cứu văn bản đăng Công báo. Mục lục Công báo tập hợp tên của văn bản đã đăng Công báo, được sắp xếp theo cơ quan ban hành và sắp xếp theo thứ tự thời gian. 

Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hai ngày (02 ngày) làm việc kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gửi Văn phòng Chính phủ đăng Công báo. Đối với điều ước quốc tế, thời hạn gửi đăng Công báo được quy định là: trong thời hạn mười lăm ngày (15 ngày) kể từ ngày nhận được điều ước quốc tế hai bên có hiệu lực; và trong thời hạn ba mươi ngày (30 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về hiệu lực của điều ước quốc tế nhiều bên, Bộ ngoại giao có trách nhiệm sao lục, gửi Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo. 

– Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo cấp tỉnh cũng là trong hai ngày (02 ngày) làm việc kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành phải gửi Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đăng Công báo. 

– Thời hạn đăng văn bản trên Công báo: Trong thời hạn mười lăm ngày (15 ngày) kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trong thời hạn ba mươi ngày (30 ngày) kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo cấp tỉnh. Việc đăng trên Công báo điện tử được thực hiện đồng thời với việc đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu. 

Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28-9-2010 của Chính phủ quy định về Công báo 

Hiệu lực trở về trước 

Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh từ thời điểm có hiệu lực trở về sau. Nói một cách khác, thông thường văn bản quy phạm pháp luật không có hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố). Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: 

a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; 

b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

– Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật 

Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực. 

Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

– Hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 

– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 

– Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 

– Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Trong trường hợp một văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực, trừ trường hợp văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn được giữ lại toàn bộ hoặc một phần, vì còn phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới. 

Hiệu lực về không gian và đối tượng tác động 

Phạm vi áp dụng theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật có thể là trên toàn lãnh thổ quốc gia, ở một địa phương hoặc trong một vùng nhất định. Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cá nhân, tổ chức và những quan hệ xã hội mà văn bản đó điều chỉnh. Hiệu lực theo không gian và đối tượng của văn bản quy phạm pháp luật phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản đó. 

Theo quy định hiện hành của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 

Văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành có hiệu lực trong phạm vi địa phương đó. 

Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Hiện nay, phần lớn những đạo luật mà nội dung có liên quan đến các điều ước quốc tế đều quy định mối quan hệ này. Chẳng hạn, Điều 759 Khoản 2 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho kem đánh răng

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thành công sẽ bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm hại tới sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền của chủ thể khác như các hành vi làm giả, sao chép làm nhái sản phẩm của đối thủ cạnh...

Đăng ký nhãn hiệu cho nước tăng lực

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nước tăng lực nói riêng muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí...

Không đổi biển xe cũ sang biển số định danh có bị phạt không?

Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành...

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là gì? Điều kiện thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan có tên đầy đủ là chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải...

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm là thủ tục pháp lý, theo đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu quán cơm thực hiện chuẩn bị hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ - giấy chứng nhận đăng ký nhãn...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi