Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quy định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1516 Lượt xem

Quy định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết

Một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Mất tích, chết là một trong những sự kiện pháp lý quan trọng. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Quy định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết.

Quy định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết

Thứ nhất: Điều kiện để tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật

Một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích (quy định tại Điều 68 – Bộ luật Dân sự năm 2015). Theo quy định đó, Tòa án có thể tuyên bố một người mất tích khi có các điều kiện sau:

– Biệt tích đã 02 năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống hay đã chết. Pháp luật không quy định rõ phạm vi không gian cũng như chủ thể về việc nhận biết các tin tức này nhưng căn cứ vào Điều 64 – Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể xác định, cụ thể:

+ Về không gian: Tại nơi cư trú cuối cùng của người đó, là nơi xư trú của cá nhân theo quy định của pháp luật Dân sự.

+ Về chủ thể có quyền tuyên bố một người mất tích: Người có quyền, lợi ích liên quan, đây là những người có mối liên hệ (theo quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự hoặc các quan hệ khác) mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của chủ thể. Theo nguyên tắc, người nào có quyền về tài sản liên quan đến người biệt tích sẽ bị thiệt hại nếu không tuyên bố người đó mất tích thì họ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích.

Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án thông báo, tìm kiếm người vắng mặt. Tòa án có thể tự mình thông báo hoặc yêu cầu những người này thông báo. Cách thức, biện pháp thông báo được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự. Sau khi đã thông báo với thời hạn theo quy định của pháp luật mà vẫn không có tin tức gì về người đó còn sống hay đã chết.

+ Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

– Từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó thì người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích. Theo nguyên tắc chung của luật tố tụng Dân sự, Tòa án chỉ xem xét và giải quyết khi đương sự có yêu cầu và trong phạm vi yêu cầu đó.

Do đó, khi xem xét yêu cầu của đương sự, Tòa án phải kiểm tra các điều kiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, Tòa án ra quyết định tuyên bố người biệt tích đó là mất tích.

Thứ hai: Điều kiện để tuyên bố chết đối với một người theo quy định của pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 71 – Bộ luật Dân sự năm 2015, về điều kiện tuyên bố cá nhân chết, cụ thể:

– Sau 03 năm, kể từ ngày tuyên bố mất tích của Tòa á có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì còn sống.

– Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức gì là còn sống.

– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 01 năm, kể từ ngày ta nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức gì là còn sống.

– Biệt tích 05 năm liền trở  lên và không có tin tức xác thực là còn sống (quy định tại khoản 1 – Điều 78 – Bộ luật Dân sự năm 2015).

Hậu quả pháp lý đối với việc tuyên bố mất tích và tuyên bố chết

Ngoài các quy định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết trên đây, pháp luật còn quy định về hậu quả pháp lý đối với việc tuyên bố mất tích và tuyên bố chết, cụ thể như sau:

– Đối với tuyên bố mất tích:

Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích. Tuy nhiên, quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lý theo quyết định của Tòa án được quy định các Điều 65, 66, 67 và 69 – Bộ luật Dân sự về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.

Trong trường hợp vợ chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Đối với tuyên bố chết:

+ Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

+ Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, quy định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số hệ quả pháp lý khi tuyên bố mất tích và tuyên bố chết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi