Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Ví dụ về tình thế cấp thiết
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5540 Lượt xem

Ví dụ về tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết được hiểu là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan/ tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Chế định tình thế cấp thiết là chế định được xây dựng nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lí, đồng thời khuyến khích mọi người có những hành động có ích, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi chúng ta đứng trước thực tế một thiệt hại đang xảy ra hoặc đang bị đe dọa xảy ra ngay tức khắc.

Vậy tình thế cấp thiết là gì? Ví dụ về tình thế cấp thiết? Hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời nhé.

Tình thế cấp thiết là gì?

Tình thế cấp thiết được hiểu là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan/ tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thể cấp thiết không phải là tội phạm. 

Chúng tôi xin cung cấp một ví dụ kinh điển trong tuyển tập các Ví dụ về tình thế cấp thiết để minh họa cho trường hợp này như sau:

Ba thanh niên và một em bé trên một con thuyền bị trôi dạt trên biển, cách bờ biển hơn một nghìn dặm. Sau 9 ngày chịu đói, khát, ba thanh niên đã ăn thịt em bé để sống và sau đó được tàu cứu hộ tìm thấy. Ba thanh niên đó đã bị tòa án tuyên phạt tử hình về tội giết người.

Quy định chung về tình thế cấp thiết?

Theo quy định của luật hình sự Việt Nam, tình thế cấp thiết là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi đó. Do vậy, gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết sẽ không phải là tội phạm.

Tình thế cấp thiết đòi hỏi có các dấu hiệu dưới đây:

+ Phải có sự nguy hiểm thực tế đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra những thiệt hại nhất định cho những lợi ích đang được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm đó có thể bắt nguồn từ con người, từ con vật, từ sức mạnh tự nhiên hoặc từ những sự cố kĩ thuật vv.;

+ Việc gây thiệt hại này là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm vì trong tình thế cấp thiết đó không còn cách nào khác;

+ Thiệt hại gây ra đó phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Với việc xác định hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm theo luật hình sự cho phép, khuyến khích công dân cần biết lựa chọn và chấp nhận việc gây ra thiệt hại nhỏ hơn để có thể bảo vệ các lợi ích chính đáng lớn hơn trong những trường hợp cần thiết.

Trong trường hợp người trong tình thế cấp thiết đã gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại đó nhưng sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Đây là trường hợp vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết. Vì nếu xét động cơ phạm tội cũng như hoàn cảnh phạm tội cho thấy động cơ phạm tội của chủ thể là muốn ngăn chặn sự nguy hiểm, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại.

Sự bất hợp pháp trong hành vi của chủ thể chỉ thể hiện ở chỗ đã vượt ra khỏi phạm vi được phép nhưng sự vượt quá này rõ ràng là do hoàn cảnh chi phối.

Ví dụ về tình thế cấp thiết trong luật hình sự

Không phải trường hợp nào hành vi gây thiệt hại, xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ cũng được coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là một trong những trường hợp như thế.

Ví dụ: Một ngôi nhà đang cháy trong thời tiết khô hanh và nằm sát những ngôi nhà khác nếu như không dỡ bỏ các nhà ở bên cạnh thì đám cháy sẽ lan sang và gây thiệt hại trên diện rộng.

Trong trường hợp này việc dỡ các ngôi nhà bên cạnh là gây ra thiệt hại cho người khác tuy nhiên việc làm này là cần thiết và không có lựa chọn nào khác bởi vì nếu không đám cháy sẽ lan ra trên diện rộng và có thể gây ra thiệt hại lớn hơn.

Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết?

Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định: Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đây là trường hợp mà chủ thể có cơ sở để được hành động trong tình thế cấp thiết nhưng đã vượt quá phạm vi cho phép. Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người hành động trong tình thế cấp thiết chỉ được phép gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại mà cần phải ngăn ngừa.

Điều đó cũng có nghĩa khi thiệt hại gây ra không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì sẽ không còn là trường hợp tình thế cấp thiết.

Tuy nhiên, do sự so sánh hai loại thiệt hại trong tình thế cấp thiết là vấn đề không đơn giản, dễ dàng và điều này càng khó khăn hơn đối với người đang đứng trước sự đe dọa gây thiệt hại mà phải lựa chọn biện pháp ngăn chặn sự đe dọa đó.

Do vậy, luật hình sự Việt Nam chỉ coi việc gây thiệt hại là không hợp pháp khi thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu… và chủ thể có lỗi đổi với việc vượt quá đó. Trường hợp này tuy phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ vì tính chất của động cơ và vì hoàn cảnh phạm tội.

Thể hiện điều này, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết?

Trong trường hợp người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết nhưng có sự sai lầm trong việc đánh giá hậu quả của nguy cơ đe dọa với thiệt hại sẽ xảy ra, do đó gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 595 Bộ luật dân sự như sau: Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

Trong trường hợp này, lỗi của người gây thiệt hại sẽ được xác định là lỗi đối với phần vượt quá nên họ chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với phần vượt quá.

Tại Khoản 2 Điều 595 Bộ luật dân sự quy định: Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo đó, người gây ra tình thế cấp thiết sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại mặc dù bản thân người này không phải là người trực tiếp gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ nhưng họ sẽ là người đã tạo ra nguy cơ đe dọa gây thiệt hại cho các lợi ích đó. Do vậy, họ phải là người chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp tình thế cấp thiết do thiên nhiên mang lại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra trong tình thế đó không đặt ra mà phải coi là rủi ro mà bản thân người bị thiệt hại phải gánh chịu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Ví dụ về tình thế cấp thiết để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (19 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi