Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
Đề nghị giao kết hợp đồng là cụm từ được định nghĩa cụ thể trong Bộ Luật Dân sự, theo đó mà trong nội dung của bản hợp đồng này thể hiện về ý định giao kết hợp đồng, có sự ràng buộc giữa các bên đã thỏa thuận.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp một trường hợp cụ thể mà khách hàng đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, mời quý vị tham khảo.
Giao kết hợp đồng là gì?
Giao kết hợp đồng là việc mà các bên thể hiện ý chí và thỏa thuận về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt về quyền và nghĩa vụ đảm bảo đúng các quy định pháp luật và không được trái đạo đức xã hội.
Quy định về đề nghị giao kết hợp đồng?
Bộ luật Dân sự có quy định về Đề nghị giao kết hợp đồng tại Điều 386 như sau:
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên thể hiện rõ ý định về việc giao kết hợp đồng đối với bên kia. Có rất nhiều cách để thể hiện ý định giao kết hợp đồng, nhưng không phải cách thể hiện nào cũng được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Dựa theo quy định này, lời đề nghị giao kết hợp đồng phải có các dấu hiệu sau:
Một là, bên đề nghị phải thể hiện rõ mong muốn giao kết hợp đồng;
+ Nội dung lời đề nghị phải chứa đựng nội dung cơ bản của hợp đồng;
+ Lời đề nghị phải hướng tới chủ thể xác định hoặc công chúng.
Điều 386 quy định hai loại chủ thể được đề nghị gồm: chủ thể được xác định cụ thể hoặc là công chúng. Đây là căn cứ để xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại di động hoặc trong địa chỉ Email của cá nhân nếu nội dung quảng cáo đó chứa đựng các dấu hiệu của lời đề nghị thì tổ chức, cá nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung cam kết đó.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc về nội dung đã đề nghị đối với bên được đề nghị. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.
Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Như vậy, theo quy định của Bộ Luật dân sự thì khi đề nghị giao kết hợp đồng bạn phải đảm bảo đề nghị thể hiện rõ mong muốn giao kết, có nội dung cơ bản của hợp đồng đồng thời phải hướng tới chủ thể xác định hoặc công chúng. Nếu bạn đã đề nghị giao kết hợp đồng với một bên, bên đó chưa trả lời mà bạn đã giao kết với người khác thì bạn có thể phải chịu hậu quả pháp lý đó là bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên kia do không được giao kết hợp đồng.
Sau đây, để quý vị nắm rõ nội dung này, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về quy định liên quan đến:
– Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực:
+ Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng được xác định là có hiệu lực khi:
Do bên đề nghị ấn định
Trong trường hợp bên đề nghị mà không ấn định thì hiệu lực đề nghị giao kết hợp đồng được tính từ khi mà bên được đề nghị nhận đề nghị đó (trừ trường hợp khác pháp luật liên quan có quy định)
+ Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là đã nhận nếu:
Đề nghị về chuyển đến nơi cư trú khi bên được đề nghị là cá nhân. Hoặc chuyển đến trụ sở khi bên được đề nghị là pháp nhân
Đề nghị đưa vào hệ thống thông tin chính thức bên được đề nghị
Khi bên được đề nghị thông qua phương thức khác mà biết được về đề nghị giao kết hợp đồng.
– Thay đổi, rút lại về đề nghị giao kết hợp đồng
+ Bên đề nghị giao kết hợp đồng được thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu:
Bên được đề nghị có nhận được thông báo thay đổi, rút lại đề nghị trước/cùng lúc với thời điểm nhận đề nghị
Về điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị được phát sinh nếu bên đề nghị nêu rõ thay đổi, rút lại đề nghị khi điều kiện đó bị phát sinh
+ Bên đề nghị thay đổi về nội dung của đề nghị thì được xác định là đề nghị mới.
– Hủy bỏ về đề nghị giao kết hợp đồng
+ Bên phía đề nghị giao kết hợp đồng được hủy bỏ đề nghị khi đã nêu rõ quyền ở trong đề nghị, đồng thời bên được đề nghị có nhận được thông báo với nội dung hủy bỏ đề nghị trước lúc người này thực hiện gửi thông báo chấp nhận về đề nghị giao kết hợp đồng.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Học luật sư hết bao nhiêu tiền? Học luật sư mất bao năm?
Mỗi năm Học viên Tư pháp sẽ có thông báo tuyển sinh lớp đào tạo Luật sư tại TP. Hà Nội và TP. HCM sau đó sẽ có thông báo về học phí, mức học phí này tùy thuộc vào mỗi năm sẽ là khác...
Người dân có được đội mũ cối gắn sao không?
Người dân đội mũ cối gắn sao được xem là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật vi phạm hành...
Sửa đổi hợp đồng là gì? Quy định sửa đổi hợp đồng?
Kính gửi Luật sư, tôi có tham khảo Bộ luật dân sự quy định về việc sửa đổi hợp đồng, Luật sư vui lòng tư vấn chi tiết hơn cho tôi về quy định nêu trên được...
Khi nào người bố được quyền nuôi con khi ly hôn?
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của...
Trách nhiệm của chủ xe khi cho mượn xe máy gây tai nạn?
Việc cho mượn các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp thường xảy ra trong cuộc sống và tai nạn khi lưu thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vậy nếu khi xảy ra tai nạn khi mượn xe thì chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì...
Xem thêm