Có được thanh lý tài sản thế chấp không?
Xin hỏi doanh nghiệp nhận thế chấp quyền sử dụng đất có được thanh lý tài sản đó khi quá hạn hay bên thế chấp không có khả năng trả nợ không?
Nội dung câu hỏi: Tôi muốn hỏi luật sư về trường hợp: Người thế chấp tài sản ( là quyền sử dụng đất) đến hạn cam kết phải hoàn thành nghĩa vụ nhưng lại không có khả năng tài chính và quá hạn thì doanh nghiệp nhận thế chấp có được quyền thanh lý tài sản đó không?
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ vào Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền của bên nhận thế chấp:
“1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.”
Điều 299 có quy định:
“Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”
Như vậy nếu như quá hạn mà 2 bên không thỏa thuận được về việc xử lý tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp phải khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền. Sau khi có quyết định thi hành bản án, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án bán đấu giá tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được thực hiện chứ không được trực tiếp đứng ra thanh lý tài sản.
Tuy nhiên ngay ở trong khái niệm hợp đồng thế chấp đã thể hiện rõ thế chấp là sự thỏa thuận của các bên và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, nếu trong trường hợp hợp đồng thế chấp có thỏa thuận rõ về việc xử lý tài sản thế chấp bằng cách bán đấu giá thì không cần phải trải qua giai đoạn tố tụng mà có thể yêu cầu cơ quan bán đấu giá tiến hành bán đấu giá tài sản luôn. Cụ thể căn cứ vào Điểm c khoản 2 điều 1 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy định tài sản bán đấu giá là “Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá”.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?
Bản chất của hợp đồng vay vốn ngân hàng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cho vay trong hợp đồng là ngân...

Người chết có được xóa nợ ngân hàng không?
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận...

Mẹ vay tiền con có phải trả không?
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...

Quy trình bầu ban quản trị nhà chung cư?
Ban quản trị nhà chung cư là đại diện của các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này quản lý, sử dụng nhà chung...

Ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không?
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung...
Xem thêm