Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh theo quy định của pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3741 Lượt xem

Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Chào Luật sư, trong quan hệ bảo lãnh nghĩa vụ thì giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh sẽ có quan hệ như thế nào với nhau.

 

Câu hỏi:

Chị dâu của tôi muốn gia đình tôi thực hiện việc bảo lãnh cho khoản nợ chị vay để thực hiện kinh doanh. Nếu tôi bảo lãnh thì khi nào tôi phải thực hiện nghĩa vụ thay cho chị tôi; bên nhận bảo lãnh khi nào được quyền yêu cầu thôi thực hiện bảo lãnh. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi này Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 339 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cẩu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Phân tích: 

Theo quy định trên, nghĩa vụ của bên bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Với tinh thần quy định này, bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp đó. Nếu các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì việc chứng minh bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuộc về bên bảo lãnh. Bởi vì khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh sẽ yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp này nếu bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải chứng minh bên được bảo lãnh có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Nghĩa vụ chỉ bị coi là vi phạm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà một trong các bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Do đó, khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

Khi nghĩa vụ của bên bảo lãnh phát sinh, họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có quan hệ nghĩa vụ khác với nhau. Theo đó, bên nhận bảo lãnh đang là bên có nghĩa vụ còn bên bảo lãnh là bên có quyền. Theo quy định, nghĩa vụ của hai bên chủ thể này có thể bù trừ cho nhau khi thỏa mãn:

– Cả hai nghĩa vụ cùng đến hạn;

– Đối tượng của hai nghĩa vụ cùng loại;

– Nghĩa vụ không có trarih chấp;

– Nghĩa vụ không thuộc trường hợp không được bù trừ.

Ví dụ, A bảo lãnh cho B vay của X số tiền là 2 tỷ đồng. Đến hạn hợp đồng vay, B mới thực hiện trả được khoản tiền là 1,2 tỷ đồng. X yêu cầu A thực hiện thanh toán số tiền còn lại 800 triệu đồng. Tuy nhiên, trước đó, A được X thuê vận chuyển hàng hóa và số tiền X phải thanh toán theo hợp đồng cho A là 1 tỷ. Lúc này, A và X có thể thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ cho nhau. Theo đó, X sẽ phải thanh toán giá trị chênh lệch sau khi bù trừ nghĩa vụ là 200 triệu đồng.

Như vậy, trong trường này, bạn chỉ phải thực hiện bảo lãnh khi đến hạn mà chị dâu bạn không thực hiện được nghĩa vụ, và bên nhận bảo lãnh chỉ được yêu cầu bạn thực hiện thay nghĩa vụ cho chị dâu khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu?

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã đặt nền móng cho sự ra đời của Đoàn thanh niên Cộng sản. Hội nghị đã thông qua “An nghị quyết về Công sản thanh viên vận động”....

Quy định về sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thương mại

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung: Quy định về sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thương...

Đồng phạm là gì?

Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả thiệt hại như trường hợp nhiều người cùng múc trộm dầu trong bể chứa của cơ quan nhưng giữa họ không có sự rủ rê nhau là trường hợp phạm tội riêng...

Khi nào cần xác định sự thật của vụ án?

Quá trình giải quyết vụ án hình sự thông qua các giai đoạn khác nhau, nhưng các giai đoạn đó đều có mục đích chung là xác định sự thật của vụ án. Xác định sự thật của vụ án là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, do vậy đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình...

Thời gian biểu trong quân đội?

Kỷ luật quân đội là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sức mạnh cho chiến sĩ. Việc chấp hành nghiêm túc 11 chế độ trong ngày là một biểu hiện quan trọng của tính kỷ luật. Bất kỳ chiến sỹ dù ở cấp nào cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành và làm theo thời gian biểu trong quân...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi