Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam?
Quá cảnh là sự đi qua một nước hay nhiều nước để đi tới một nước thứ ba, mà ở đó, con người, hàng hóa không bị khám xét, được quy định đầu tiên tại Hiệp ước Baccelone năm 1921 về sự tự do quá cảnh.
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ nước thứ ba nhằm mục đích trung chuyển, lưu kho, vận tải,…Vậy Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề trên.
Quá cảnh là gì?
Quá cảnh là sự đi qua một nước hay nhiều nước để đi tới một nước thứ ba, mà ở đó, con người, hàng hóa không bị khám xét, được quy định đầu tiên tại Hiệp ước Baccelone năm 1921 về sự tự do quá cảnh.
Tiếp đó, theo Công ước Luật biển năm 1982, thì quá cảnh là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận khác về kinh tế và một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
Trong đó, sự tự do quá cảnh được áp dụng đối với cả con người và hàng hóa.
Một điểm cần lưu ý, đó là chỉ được xem là quá cảnh nếu như đảm bảo được mục đích đi qua liên tục và nhanh chóng. Vậy như thế nào là đi qua liên tục và nhanh chóng?
Trên thực tế, tùy thuộc vào cách sắp xếp, thời gian di chuyển, hãng dịch vụ, quy định pháp luật của quốc gia quá cảnh… mà thời gian quá cảnh trong mỗi trường hợp là khác nhau. Tuy nhiên, có thể coi là quá cảnh khi phương tiện vận chuyển đó dừng lại để tiếp nhiên liệu hoặc nhận thêm hàng hóa hay hành khách.
Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam
Hiểu được Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam sẽ tiếp tục được làm rõ qua phần nội dung này.
Các loại hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau:
Về thời gian quá cảnh:
– Thời gian quá cảnh tối đa đối với hàng hóa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp lưu kho tại Việt Nam.
– Trong trường hợp lưu kho do hàng hóa hư hỏng, thiệt hại thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian để khắc phục, sửa chữa các sự cố đó và phải được sự đồng ý của chủ thể có thẩm quyền.
Về trình tự thủ tục:
– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
– Hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền được lưu kho trong khu vực cửa khẩu.
– Hàng hóa quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ thương mại.
– Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển theo tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh mà pháp luật Việt Nam quy định. Nếu có sự thay đổi, phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Về các hành vi bị cấm trong quá trình quá cảnh:
– Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh;
– Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh.
Loại hàng hóa không được hoặc hạn chế quá cảnh tại Việt Nam:
Theo Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì mọi loại hàng hóa được phép tự do quá cảnh tại Việt Nam, trừ những mặt hàng sau:
– Loại hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ.
– Các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác. Trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
– Những loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở?
Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức và hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở và điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật sự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu...
Căn cứ vào sự phát triển tự nhiên của tài sản và việc khai thác, sử dụng tài sản để có được những lợi ích vật chất nhất định, pháp luật quy định nhằm phân biệt hoa lợi với lợi tức....
Quan hệ pháp luật là gì? Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật?
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp...
Điều 116 BLDS năm 2015 quy định về giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự....
Luật sư có được nhận hứa thưởng không?
Luật sư không được nhận hứa thưởng, không được ký hợp đồng với khách hàng trong đó có điều khoản hứa thưởng vì đây là trường hợp vi phạm điều cấm của Luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật...
Xem thêm