Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2024
  • Thứ năm, 01/02/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 35802 Lượt xem

Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2024

Xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chính là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Theo đó, việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ này dựa trên bảng phân loại hàng hóa dịch vụ mà Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp chứ không phải sẽ dựa trên danh mục nhóm ngành đăng ký kinh doanh.

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Bảng phân loại nhóm hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm (i) từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về sản xuất (ii) từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.

Nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu là gì?

Tại Việt Nam, nhóm đăng ký nhãn hiệu được phân loại theo Hệ thống phân loại quốc tế các hàng hóa và dịch vụ (Nice Classification). Hệ thống này được sử dụng để phân loại các sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng với nhãn hiệu được đăng ký. Theo Nice Classification, các sản phẩm và dịch vụ được phân vào 45 nhóm chính, được đánh số từ 1 đến 45.

Như vậy, phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là việc lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đi kèm với nhãn hiệu trên tờ khai. Trong đó, chủ đơn phải phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ theo Bảng danh mục hàng hoá/dịch vụ Nice (Ni-xơ).

Ví dụ: Nhãn hiệu Toyota được đăng ký cho nhóm 12 (nhóm xe ô tô).

Tham khảo các dịch vụ nổi bật khác liên quan tới sở hữu trưí tuệ:

Đăng ký nhãn hiệu logo

Đăng ký logo độc quyền

Đăng ký bản quyền thương hiệu

Tra cứu nhãn hiệu

Mục đích của việc phân loại nhóm sản phẩm đăng ký nhãn hiệu

Mục đích đầu tiên của việc phân loại chính là xác định phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu. Hay nói cách khác chính là xác định nhóm sản phẩm đăng ký là xác định nhãn hiệu đăng ký sẽ được sử dụng cho sản phẩm dịch cụ nào.

Số lượng các danh mục mà chủ thể liệt kê trong đơn đăng ký có vai trò quyết định về chi phí đăng ký. Số nhóm sản phẩm càng nhiều thì chi phí đăng ký càng nhiều .

Ngoài ra, việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu còn có 1 số mục đích như sau:

– Giúp phân biệt và định danh các sản phẩm hoặc dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu: Việc phân loại các sản phẩm hoặc dịch vụ thành các nhóm tương ứng giúp cho việc định danh và phân biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu một cách chính xác.

– Tăng tính rõ ràng và minh bạch cho các quy định liên quan đến đăng ký nhãn hiệu: Việc phân loại sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhóm tương ứng giúp cho các quy định liên quan đến đăng ký nhãn hiệu trở nên rõ ràng và minh bạch hơn.

– Hỗ trợ quản lý và sử dụng nhãn hiệu: Việc phân loại sản phẩm hoặc dịch vụ giúp cho việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là trong việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ nhãn hiệu khỏi sự sao chép trái phép và giả mạo.

– Tăng tính chính xác trong việc đánh giá quyền sở hữu trí tuệ: Việc phân loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng giúp cho việc đánh giá quyền sở hữu trí tuệ trở nên chính xác hơn, đặc biệt là trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Lưu ý khi phân nhóm sản phẩm đăng ký nhãn hiệu

Khi tiến hành phân loại, các chủ thể cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: Quý khách hàng cần phải xác định đúng bản chất trong hoạt động kinh doanh của mình là gì, là hoạt động sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh giúp việc phân loại nhóm được chính xác.

Thứ hai: Có nhiều sản phẩm thoạt nhìn sẽ có những điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên chúng không được xếp cùng một nhóm và mỗi nhóm sản phẩm có những đặc tính chuyên biệt khác nhau nên cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và tư vấn trước khi thực hiện để tránh nhầm lẫn khi đăng ký.

Thứ ba: Mỗi nhãn hiệu mà khách hàng muốn đăng ký sẽ không đương nhiên được bảo hộ cho tất cả cá lĩnh vực mà nó chỉ được bảo hộ những sản phẩm mà quý khách hàng đã liệt kê trong đơn đăng ký.

Thứ tư: Mỗi một nhóm sản phẩm có nhiều sản phẩm khác nhau. Vì vậy, khi đăng ký quý khách hàng không thể viết chung sản phẩm thuộc nhóm bao nhiêu mà phải liệt kê những sản phẩm, dịch vụ cụ thể để đăng ký bảo hộ.

Thứ năm: Quý khách hàng nên nhờ đến sự hỗ trợ của những đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để đảm bảo được tính chính xác hơn không chỉ đối với việc phân loại nhóm mà còn cả quá trình thực hiện đăng ký.

– Thứ sáu: Nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký nhãn hiệu: Để phân loại đúng nhóm đăng ký nhãn hiệu, bạn cần nắm rõ các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ trong việc đăng ký nhãn hiệu. Điều này giúp bạn đánh giá chính xác và đúng quy định các yêu cầu về đăng ký nhãn hiệu.

– Thứ bảy: Tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường: Khi phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu, bạn cần phân tích và đánh giá kỹ thị trường để đưa ra quyết định đúng đắn. Bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thị trường để đưa ra quyết định phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu phù hợp nhất.

– Thứ tám: Đảm bảo tính độc nhất và khả năng phân biệt: Nhãn hiệu cần phải được phân loại đúng nhóm để đảm bảo tính độc nhất và khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên thị trường. Việc phân loại sai nhóm đăng ký nhãn hiệu có thể dẫn đến nhãn hiệu của bạn không được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ.

Nguyên tắc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ hàng hóa khi đăng ký nhãn hiệu

Nguyên tắc về nhóm sản phẩm (hàng hóa) khi đăng ký nhãn hiệu

Nếu mt sn phm không th được phân loi vi s h tr ca Danh sách các nhóm, Chú thích và Danh sách theo th t bng ch cái, các chú thích sau đưa ra các tiêu chí được áp dng:

– V nguyên tc, thành phẩm được phân loi theo chức năng hoặc mục đích ca nó. Nếu chức năng hoặc mục đích của thành phẩm không được đề cp trong bt k tiêu đề nhóm nào, thì thành phẩm đó được phân loại tương tự vi các thành phẩm tương đương khác, được ch ra trong Danh sách theo th t ch cái. Nếu không có tiêu chí nào được tìm thy, các tiêu chí ph khác, chng hạn như tiêu chí ca vt liu to ra sn phm hoặc phương thức hoạt động ca nó, s được áp dng

– Thành phm là mt vt th đa chức năng (ví dụ, đồng h kết hp radio) có th được phân loi trong tt c các nhóm tương ứng vi bt k chức năng hoặc mục đích dự kiến nào ca nó. Tuy nhiên nếu mt hàng hóa có mục đích chính thì nó nên được phân loại vào nhóm tương ứng vi mục đích chính. Nếu các chc năng hoặc mục đích đó không được đề cp trong bt k tiêu đề nhóm nào, các tiêu chí khác, được ch ra mc (a) trên, s được áp dng.

– Nguyên liệu thô, chưa gia công hoặc bán gia công, v nguyên tắc được phân loi theo vt liu ca nó.

– V nguyên tc, hàng hoá nhm to thành mt b phn ca sn phm khác được xếp vào cùng loi vi sn phẩm đó chỉ trong trường hp hàng hoá cùng loi thông thường không th được s dng cho mục đích khác. Trong tất c các trường hp khác, tiêu chí nêu (a) trên s được áp dng.

– Khi mt sn phm, dù là thành phẩm hay chưa, được phân loi theo vt liệu làm ra nó và được làm bng các vt liu khác nhau, thì v nguyên tc, sn phẩm được phân loi theo vt liu chiếm ưu thế.

– V nguyên tc, các v bc thích hp cho sn phẩm được phân loi cùng loại với sản phẩm đó

Nguyên tắc phân nhóm dch v khi đăng ký nhãn hiệu

Nếu mt dch v không th được phân loi vi s h tr ca Danh sách các nhóm, Chú thích và Danh sách theo th t ch cái, các chú thích sau đưa ra các tiêu chí được áp dng:

a. V nguyên tc, các dch v được phân loi theo các nhánh hoạt động được ch ra trong tiêu đề ca các nhóm dch v và trong Chú thích ca chúng hoc, nếu không được ch ra, thì tương tự vi các dch v tương đương khác được ch ra trong Danh sách theo th t bng ch cái.

b. V nguyên tc, các dch v cho thuê được phân loi cùng nhóm vi các dch v được cung cp bởi các phương tiện của đối tượng được thuê (ví d cho thuê điện thoi, thuc nhóm 38). Dch v cho thuê dài hạn (leasing services) tương t như dịch v cho thuê ngn hạn (rental services) và do đó nên được phân loi theo cùng một cách. Tuy nhiên, thuê mua tài chính được phân loi trong nhóm 36 như một dch v tài chính.

c. V nguyên tc, các dch v cung cp li khuyên, thông tin hoc tham vn được phân loi cùng nhóm vi các dch v tương ứng với đối tượng ca li khuyên, thông tin hoc tham vn, ví d tư vấn vn tải (Nhóm 39), tư vấn qun lý kinh doanh (Nhóm 35), tư vấn tài chính (Nhóm 36), tư vấn làm đẹp (Nhóm 44).

Vic cung cp li khuyên, thông tin hoặc tư vấn bằng các phương tiện điện t (ví d điện thoi, máy tính) không ảnh hưởng đến vic phân loi các dch v này.

d. V nguyên tc, các dch v được cung cp trong khuôn kh nhượng quyn thương mại được phân loi cùng nhóm vi các dch v c th do bên nhượng quyn cung cp (ví d tư vấn kinh doanh liên quan đến nhượng quyn (Nhóm 35), dch v tài chính liên quan đến nhượng quyn (Nhóm 36), dch v pháp lý liên quan đến nhượng quyền thương mại (Nhóm 45))

Các sản phẩm, dịch vụ này được liệt kê cụ thể trong 45 nhóm theo Thỏa ước Nice 10 như dưới đây:

Phân loại nhóm sản phẩm khi đăng ký nhãn hiệu

Nhóm 1. Sản phẩm hoá học dùng cho công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh, cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp; Các loại nhựa nhân tạo dạng thô, chất dẻo dạng thô; Phân bón; Hợp chất chữa cháy; Chế phẩm dùng để tôi, ram và hàn kim loại; Chế phẩm để bảo quản thực phẩm; Chất để thuộc da; Chất dính dùng trong công nghiệp. 

Lưu ý:

Nhóm 1 ch yếu gồm các sn phm hoá học dùng trong công nghiệp, khoa học và nông nghip, bao gồm các sản phẩm hóa học dùng để chế to các sn phm thuộc các nhóm khác.

Nhóm này đặc bit gồm c:

Giấy nhạy sáng / giấy ảnh;

Hợp phần sửa chữa lốp xe;

Muối dùng để bảo quản, trừ loại dùng cho thực phẩm;

Một số chất phụ gia dùng trong công nghiệp thực phẩm, ví dụ, pectin, lexitin, enzim và chất bảo quản hóa học;

Một số chất phụ gia dùng trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm, ví dụ, vitamin, chất bảo quản và chất chống oxi hóa;

Một số vật liệu lọc, ví dụ, chất khoáng, chất thực vật và vật liệu gốm ở dạng hạt.

Nhóm này đặc bit không bao gồm:

Nhựa tự nhiên dạng thô (Nhóm 2), nhựa bán thành phẩm (Nhóm 17);

Chế phẩm hóa học dùng cho mục đích y tế hoặc thú y (Nhóm 5);

Chất diệt nấm, chất diệt cỏ và chế phẩm diệt động vật có hại (Nhóm 5);

Chất dính dùng cho mục đích văn phòng hoặc gia dụng (Nhóm 16);

Muối dùng để bảo quản thực phẩm (Nhóm 30);

Lớp phủ bng rơm (Nhóm 31)

Nhóm 2. Thuốc màu, sơn, vecni; Chất chống rỉ và chất bảo quản gỗ; Thuốc nhuộm; Thuốc cắn màu; Nhựa tự nhiên dạng thô; Kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho hoạ sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ.

Lưu ý:

Nhóm 2 ch yếu gồm các loi sơn, chất nhuộm màu và chế phm chống ăn mòn.
Nhóm này đặc bit gồm c:

Sơn, vécni, sơn mài dùng cho công nghiệp, nghề thủ công và nghệ thuật;

Chất pha loãng, chất làm đặc, chất hãm màu và chất làm mau khô dùng cho
sơn, vecni và sơn mài;

Chất cắn màu dùng cho gỗ và da;

Dầu chống rỉ và dầu bảo quản gỗ;

Màu nhuộm quần áo;

Phẩm màu dùng cho thực phm và cho đồ uống.

Trong nhóm này đặc bit không bao gồm:

Nha nhân tạo dạng thô (Nhóm 1), nhựa bán thành phẩm (Nhóm 17);

Chất cắn màu dùng cho kim loại (Nhóm 1);

Lơ dùng để giặt (Nhóm 3);

Chất nhuộm màu dùng cho mỹ phẩm (Nhóm 3);

Hộp màu (đồ dùng trong trường học) (Nhóm 16);

Mực dùng cho mục đích văn phòng (Nhóm 16);

Sơn và véc-ni cách điện (Nhóm 17)

Nhóm 3. Chất để tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; Chất để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn; Xà phòng; Nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm, nước xức tóc; Thuốc đánh răng.

Nhóm 3 chủ yếu gồm các chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc, cũng như các chế phẩm làm sạch để sử dụng trong nhà và các không gian khác.

Nhóm này đặc bit gồm c:

Chế phẩm vệ sinh dùng để trang điểm/vệ sinh thân thể;

Khăn giấy được tẩm nước thơm mỹ phẩm;

Chất khử mùi cho người hoặc động vật;

Chế phẩm làm thơm phòng;

Miếng dán móng tay nghệ thuật;

Sáp đánh bóng;

Giấy ráp.

Nhóm này đặc bit không bao gồm:

Các thành phần dùng trong sản xuất mỹ phẩm, ví dụ, vitamin, chất bảo quản và chất chống oxi hóa (Nhóm 1);

Chế phẩm tẩy dầu mỡ dùng trong các quá trình sản xuất (Nhóm 1);

Hoá chất dùng làm sạch ống khói (Nhóm 1);

Chất khử mùi, trừ loại dùng cho người hoặc động vật (Nhóm 5);

Dầu gội đầu, xà phòng, sữa dưỡng da và chế phẩm đánh răng có chứa thuốc (Nhóm 5);

Giũa móng tay chân dạng tấm bìa cứng phủ bột mài, đá mài, đĩa mài (dụng cụ cầm tay) (Nhóm 8);

Dụng cụ trang điểm và làm sạch, ví dụ, chổi trang điểm (Nhóm 21), vải, đệm giẻ lau để làm sạch

Nhóm 4. Dầu và mỡ công nghiệp; Chất bôi trơn; Chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi; Nhiên liệu (kể cả xăng dùng cho động cơ) và vật liệu cháy sáng; Nến, bấc dùng để thắp sáng. 

Nhóm 5. Các chế phẩm dược, thú y; Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế; Chất ăn kiêng dùng trong ngành y, thực phẩm cho em bé; Cao dán, vật liệu dùng để băng bó; Vật liệu để hàn răng và sáp nha khoa; Chất tẩy uế; Chất diệt động vật có hại; Chất diệt nấm, diệt cỏ.

Nhóm 6. Kim loại thường và hợp kim của chúng; Vật liệu xây dựng bằng kim loại; Cấu kiện bằng kim loại vận chuyển được; Vật liệu bằng kim loại dùng cho đường sắt; Cáp và dây kim loại thường không dùng để dẫn điện; Hàng ngũ kim và các vật dụng nhỏ làm bằng sắt; Ống dẫn và ống bằng kim loại; Két sắt an toàn; Sản phẩm kim loại thường không xếp trong các nhóm khác; Quặng kim loại.

Nhóm 7. Máy và máy công cụ; Ðộng cơ và  đầu  máy (trừ loại động cơ dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Các bộ phận ghép nối và truyền động (không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Nông cụ (không thao tác thủ công); Máy ấp trứng.

Nhóm 8. Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công; Dao, kéo, thìa và dĩa; Vũ khí lạnh; Dao cạo.

Nhóm 09. Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học, cân, đo, báo hiệu, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, cấp cứu và giảng dạy, thiết bị và dụng cụ dùng để truyền dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều chỉnh hoặc điều khiển năng lượng điện; Thiết bị ghi, truyền và tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh; Vật mang dữ liệu từ tính, đĩa ghi; Máy bán hàng tự động và các cơ cấu dùng cho các thiết bị làm việc khi bỏ vào đó xu  hay thẻ; Máy tính tiền, máy tính, thiết bị xử lý dữ liệu và máy điện toán; Thiết bị dập lửa.

Nhóm 10. Thiết bị và dụng cụ phẫu thuật, y tế, nha khoa và thú y, chân, tay giả, mắt và răng giả; Dụng cụ chỉnh hình; Vật liệu khâu vết thương.

Nhóm 11. Thiết bị để chiếu sáng, sưởi nóng, sinh hơi nước, nấu nướng, làm lạnh, sấy khô, thông gió, cấp nước và mục đích vệ sinh.

Nhóm 12. Xe cộ; Phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước.

Nhóm 13. Vũ khí cháy nổ; Đạn dược và đầu đạn; Chất nổ; Pháo hoa.

Nhóm 14. Kim loại quý và các hợp kim của chúng, các hàng hoá làm từ các kim loại này hoặc bọc bằng kim loại này mà không được xếp ở các nhóm khác; Ðồ trang sức, đồ kim hoàn, đá quý; Ðồng hồ và dụng cụ đo thời gian.

Nhóm 15. Dụng cụ âm nhạc.

Nhóm 16. Giấy, các tông và hàng hoá làm bằng các vật liệu này không được xếp trong các nhóm khác; Ấn phẩm; Vật liệu để đóng sách; Ảnh chụp; Văn phòng phẩm; Keo dán dùng cho văn phòng hoặc dùng cho gia đình; Vật liệu dùng cho các nghệ sĩ; Bút lông ; Máy chữ và đồ dùng văn phòng (không kể đồ đạc bằng gỗ); Ðồ dùng để hướng dẫn và giảng dạy (không kể máy móc dùng cho mục đích này); Vật liệu bằng chất dẻo để bao gói (không được xếp ở các nhóm khác); Chữ in; Bản in đúc (clisê).

Nhóm 17. Cao su, nhựa pec-ca, gôm, amiang, mi-ca và các sản phẩm làm từ các loại vật liệu này và không được xếp ở các nhóm khác; Bán thành phẩm bằng chất dẻo sử dụng trong sản xuất; Vật liệu để bao gói, bịt kín, cách ly; Ống mềm phi kim loại.

Nhóm 18. Da và giả da, sản phẩm bằng các vật liệu kể trên và không được xếp ở các nhóm khác; Da động vật; da sống; Rương, hòm, va li và túi du lịch; Ô, lọng và gậy chống; Roi ngựa và yên cương.  

Nhóm 19. Vật liệu xây dựng phi kim loại; Ống cứng phi kim loại dùng cho xây dựng; Asphan, hắc ín, bitum; Các công trình, cấu kiện phi kim loại vận chuyển được; Ðài kỷ niệm phi kim loại.

Nhóm 20. Ðồ đạc (bàn, ghế, giường, tủ, giá, kệ,v.v…), gương, khung ảnh; Sản phẩm (chưa xếp vào các nhóm khác) bằng gỗ, li-e, lau, sậy, cói, liễu, sừng, xương, ngà voi, râu cá voi, vẩy, hổ phách, xà cừ, bọt biển, thế phẩm của các vật liệu này, hoặc làm bằng chất dẻo. 

Nhóm 21. Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc ; Lược và bọt biển; Bàn chải (không kể bút lông); Vật liệu dùng làm bàn chải; Ðồ lau dọn; Sợi thép rối; Thuỷ tinh thô hoặc bán thành phẩm (trừ kính dùng trong xây dựng); Ðồ thuỷ tinh, sành, sứ không xếp vào các nhóm khác.

Nhóm 22. Dây, dây thừng, lưới, lều (trại), vải bạt, vải nhựa (vải dầu), buồm, bao đựng, và túi (không xếp vào các nhóm khác); Vật liệu để đệm (lót) và nhồi (trừ cao su hoặc chất dẻo); Vật liệu sợi dệt dạng thô.

Nhóm 23. Các loại sợi dùng để dệt.

Nhóm 24. Vải và hàng dệt không xếp vào các nhóm khác; Khăn trải bàn và trải giường.

Nhóm 25. Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu.

Nhóm 26. Ðăng ten và đồ thêu, ruy băng và dải; Khuy, khuy bấm, khuy móc, kim khâu và kim băng; Hoa nhân tạo.

Nhóm 27. Thảm, chiếu, thảm chùi chân, vải sơn và các vật liệu trải sàn khác, giấy dán tường (trừ loại làm bằng hàng dệt).

Nhóm 28. Trò chơi, đồ chơi; Dụng cụ thể dục thể thao không xếp trong các nhóm khác; Ðồ trang hoàng cây noel.

Nhóm 29. Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

Nhóm 30. Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, tương hạt cải; Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem lạnh.

Nhóm 31. Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha.

Nhóm 32. Bia; Nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống

Nhóm 33. Ðồ uống có cồn (trừ bia).

Nhóm 34. Thuốc lá; Vật dụng cho người hút thuốc; Diêm.

                                                              Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Phân loại nhóm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Nhóm 35. Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng.

Nhóm 36. Bảo hiểm; Tài chính; Tiền tệ; Bất động sản.

Nhóm 37. Xây dựng; Sửa chữa; Lắp đặt.

Nhóm 38. Viễn thông.

Nhóm 39. Vận tải; Ðóng gói và lưu giữ hàng hoá; Du lịch.

Nhóm 40. Xử lý vật liệu.

Nhóm 41. Giáo dục; Ðào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.

Nhóm 42. Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế có liên quan đến chúng; Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp; Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính;

Nhóm 43. Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống; Chỗ ở tạm thời.

Nhóm 44. Dịch vụ y tế;Dịch vụ thú y; Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật; Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm nghiệp.

Nhóm 45. Dịch vụ pháp lý; Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản; Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác phục vụ cho các nhu cầu thiết  yếu của cá nhân;

Nhóm sản phẩm dịch vụ chi tiết Dịch từ bản tiếng Anh do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố

Bản tiếng Việt chính thức ban hành kèm theo Thông báo số 11954/TB- SHTT ngày 21/12/2021 về việc áp dụng bản dịch tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nixơ phiên bản 11-2022

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2022/05/31.12.21_Nice-11_2022_Final.pdf”]

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là một tổ chức cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bao gồm cả dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây là một số thông tin về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi:

– Quy trình đăng ký nhãn hiệu: Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ khách hàng trong quy trình đăng ký nhãn hiệu, từ việc thẩm định tên nhãn hiệu, đánh giá tính khả dụng của nhãn hiệu, chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký cho cơ quan sở hữu trí tuệ. Luật Hoàng Phi sẽ giúp đỡ khách hàng trong toàn bộ quy trình đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của khách hàng được bảo vệ.

– Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu: Ngoài quy trình đăng ký nhãn hiệu, Luật Hoàng Phi còn cung cấp dịch vụ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu. Khách hàng có thể tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, cách phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu, đánh giá tính độc nhất của nhãn hiệu, v.v. qua các tư vấn của Luật Hoàng Phi.

– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu: Luật Hoàng Phi cũng có thể giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, bao gồm cả việc giải quyết các vấn đề về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp giữa các bên đăng ký nhãn hiệu, v.v.

– Cam kết bảo mật thông tin: Luật Hoàng Phi cam kết bảo mật thông tin khách hàng liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Tất cả thông tin khách hàng cung cấp cho Luật Hoàng Phi sẽ được bảo mật và không được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào khác ngoài các bên liên quan đến quy trình đăng ký nhãn hiệu.

Với các dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín, Luật Hoàng Phi là một địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu.

Một số câu hỏi liên quan đến việc phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa khi đăng ký nhãn hiệu

Tại sao cần phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa khi đăng ký nhãn hiệu?

Việc phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa khi đăng ký nhãn hiệu là rất quan trọng, vì nó giúp đảm bảo tính độc nhất và khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên thị trường. Nếu không phân nhóm đúng, nhãn hiệu của bạn có thể bị từ chối hoặc không được chấp nhận bởi cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ.

Làm thế nào để phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa chính xác?

Để phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa, bạn cần nắm rõ danh mục sản phẩm/dịch vụ trong bảng phân nhóm nice khi  đăng ký nhãn hiệu. Bạn cũng cần hiểu rõ các sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu sẽ được sử dụng để đưa ra quyết định phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa phù hợp nhất.

Để đảm bảo phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa chính xác, bạn cần:

– Nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký nhãn hiệu và phân nhóm hàng hóa.

– Tìm hiểu kỹ các sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu sẽ được sử dụng và đánh giá tính độc nhất của nhãn hiệu trên thị trường.

– Tham khảo ý kiến từ chuyên gia pháp lý hoặc công ty cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo phân nhóm đúng nhóm hàng hóa.

– Kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo tính chính xác của thông tin.

Hậu quả nếu phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa sai?

Nếu bạn phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa sai, nhãn hiệu của bạn có thể không được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, nếu nhãn hiệu của bạn không phân nhóm đúng nhóm hàng hóa, nó có thể dẫn đến những tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu với bên khác hoặc nhãn hiệu của bạn không được bảo hộ cho chính sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Cần lưu ý gì khi phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu?

Khi phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, cần lưu ý các điểm sau đây:

– Nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu: Để phân loại đúng nhóm hàng hóa, dịch vụ, bạn cần nắm rõ các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.

– Xác định đúng nhóm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký: Bạn cần phân loại đúng nhóm hàng hoặc dịch vụ mà thương hiệu, nhãn hiệu sẽ được sử dụng. Điều này giúp đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ của bạn được bảo vệ chính xác và đầy đủ.

– Tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường: Khi phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ, bạn cần phân tích và đánh giá kỹ thị trường để đưa ra quyết định đúng đắn. Bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thị trường để đưa ra quyết định phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ phù hợp nhất.

– Đảm bảo tính độc nhất và khả năng phân biệt: Thương hiệu, nhãn hiệu cần phải được phân loại đúng nhóm để đảm bảo tính độc nhất và khả năng phân biệt của thương hiệu, nhãn hiệu trên thị trường. Việc phân loại sai nhóm có thể dẫn đến thương hiệu, nhãn hiệu của bạn không được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ.

– Tra cứu nhãn hiệu và đánh giá kỹ lưỡng trước khi nộp đơn đăng ký: Bạn cần kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.

– Thực hiện đúng quy trình đăng ký: Sau khi đã phân loại đúng nhóm hàng hóa, dịch vụ, bạn cần thực hiện đúng quy trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi