• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5456 Lượt xem

Phân cấp công trình xây dựng

Căn cứ theo quy định về tiêu chí phân cấp công trình đối với từng loại công trình sẽ khác nhau nhưng mỗi loại công trình được chia thành 5 cấp và tính theo độ bền vững để xác định thời gian sử dụng công trình.

Hiện nay, các công trình xây dựng được phần chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên công năng sử dụng và phân cấp công trình xây dựng. Như vậy phân cấp công trình xây dựng là gì, tiêu chuẩn áp dụng đối với từng loại công trình như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Mục đích phân cấp công trình xây dựng

Phân cấp công trình xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm quan trọng về kinh tế, xã hội của công trình. Phân cấp công trình xây dựng còn ảnh hưởng đến mức độ an toàn cho người sử dụng và tài sản trong suốt thời gian vận hành, khai thác sử dụng công trình. Việc phân loại cấp công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hoạt động sau:

– Quản lý phân hạng năng lực của chủ thể giam gia xây dựng như: loại công trình cần chững chỉ năng lực hành nghề, cũng như các loại chứng chỉ phù hợp với từng cấp công trình xây dựng

– Yêu cầu về cấp công trình sẽ phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và số bước thiết kế như: công trình cấp 1, 2 thiết kế mấy bước, tiêu chuẩn xây dựng công trình dân dụng…

– Xác định trách nhiệm thẩm định thiết kế, nghiệm thu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng

– Quản lý chi phí đầu tư và hợp đồng xây dựng

– Xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

– Quy định về thời hạn bảo hành và quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;

– Quy định về phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng

Cách phân loại công trình xây dựng

Việc phân loại các công trình xây dựng hiện nay căn cứ theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Công trình xây dựng sẽ được phân loại dựa theo hai tiêu chí: công năng sử dụng và các cấp.

Cụ thể tại Điều 8 quy định về phân loại nhóm công trình xây dựng theo công năng sử dụng bao gồm:

+ Các công trình dân dụng;

+ Các công trình công nghiệp;

+ Các công trình giao thông;

+ Các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Các công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Các công trình quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, đối với những công trình xây dựng không được phân loại theo quy định thì Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình xây dựng đó.

Quy định tiêu chuẩn về phân cấp công trình xây dựng

Nội dung Điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD xác định các nguyên tắc, tiêu chí phân cấp công trình xây dựng:

” 1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:

a) Quy mô công suất, tầm quan trọng: áp dụng cho từng công trình hoặc dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình quy định tại Khoản 3 Điều này được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 1 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại Điểm b Khoản này.

b) Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho từng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, được xác định theo Phụ lục 2 Thông tư này.”

Theo quy định về phân loại các cấp công trình xây dựng sẽ căn cứ vào quy mô, kết cấu công trình xây dựng và tầm quan trọng. Trong đó:

– Phân cấp công trình dựa vào tầm quan trọng sẽ là dựa trên mức độ ảnh hưởng của công trình đó đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có sự cố; hoặc ảnh hưởng của công trình đó trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.

– Cấp công trình được xác định phải căn cứ vào các yêu cầu sau:

+ Mức độ an toàn cho người và tài sản;

+ Độ bền, tuổi thọ công trình trong suốt niên hạn sử dụng, chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học;

+ Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn bậc chịu lửa của công trình cho phép.

Phân cấp công trình xây dựng

Căn cứ theo quy định về tiêu chí phân cấp công trình đối với từng loại công trình sẽ khác nhau nhưng mỗi loại công trình được chia thành 5 cấp và tính theo độ bền vững để xác định thời gian sử dụng công trình bao gồm:

Phân cấp công trình cấp đặc biệt: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;

Phân cấp công trình xây dựng cấp 1 (I): Niên hạn sử dụng trên 100 năm;

Phân cấp công trình xây dựng cấp 2 (II): Niên hạn sử dụng từ 50 – 100 năm;

Phân cấp công trình xây dựng cấp 3 (III): Niên hạn sử dụng từ 20 – dưới 50 năm;

Phân cấp công trình xây dựng cấp 4 (IV): Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Phân cấp một số công trình cơ bản

Trong đó, mỗi loại công trình xây dựng sẽ có những tiêu chí phân cấp riêng biệt theo từng nhóm chỉ số và khi công trình được thẩm định dựa trên các tiêu chí đó nếu đạt ở nhóm nào sẽ là công trình cấp đó.

Phân cấp công trình dân dụng như sau:

T.TLoại công trìnhTiêu chí phân cấpCấp công trình
Đặc biệtIIIIIIIV
1.1.7Trụ sở cơ quan nhà nước và tchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hộiTầm quan trọngNhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng, và các công trình đặc biệt quan trọng khácTrụ sở làm việc của Tỉnh ủy; HĐND, UBND Tỉnh; Bộ, Tổng cục và cấp tương đương; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp cao, cấp tỉnhTrụ sở làm việc của Huyện ủy; HĐND, UBND cấp Huyện, cấp Cục, cấp Sở và cấp tương đương; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân cấp huyệnTrụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND Xã và cấp tương đương

1.3. Sửa đổi khoản 1.2.1.1 Công trình Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng (cát, đá, sét, và các nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng khác) Mục 1.2.1 Sản xuất vật liệu xây dựng Đảng 1.2 Phân cấp công trình công nghiệp như sau:

T.TLoại công trìnhTiêu chí phân cấpCấp công trình
Đc biệtIIIIIIIV
1.2.1Sản xuất vật liệu xây dựng
1.2.1.1. Công trình Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng (cát, đá, sét, và các nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng khác)
a) Công trình có sử dụng vật liệu nổTầm quan trọngCấp II với mọi quy mô
b) Công trình không sử dụng vật liệu nổTCS (triệu m3 sản phẩm/năm)≥ 1< 1

1.4. Sửa đổi khoản 1.2.2.2 Khu liên hợp luyện kim Mục 1.2.2 Luyện kim và cơ khí chế tạo Bảng 1.2 Phân cấp công trình công nghiệp như sau:

T.TLoại công trìnhTiêu chí phân cấpCấp công trình
Đặc biệtIIIIIIIV

1.2.2

Luyện kim và cơ khí chế tạo
 1.2.2.2. Khu liên hợp gang thépDung tích lò cao (nghìn m3)> 1≤ 1

1.5. Sửa đổi khoản 1.2.5.3 Công trình thủy điện, khoản 1.2.5.4 Công trình điện gió, khoản 1.2.5.5 Công trình điện mặt trời Mục 1.2.5 Năng lượng và bổ sung nội dung vào phần ghi chú Bảng 1.2 Phân cấp công trình công nghiệp như sau:

T.TLoại công trìnhTiêu chí phân cấpCấp công trình
Đặc biệtIIIIIIIV
1.2.5

Năng lượng

1.2.5.3. Công trình thủy điện

a) Tổng công suất lắp máy (MW)> 1.000> 50 ÷ 1.000> 30 ÷50≤ 30
b) Dung tích hồ chứa nước ứng với mực nước dâng bình thường (triệu m3)> 1.000> 200 ÷1.000> 20 ÷200≥ 3 ÷ 20< 3
c) Đập dâng nước
Đập vật liệu đất, đất – đá có chiều cao lớn nhất (m)A> 100> 70 ÷ 100> 25 ÷ 70> 10 ÷ 25≤ 10
B> 35 ÷ 75> 15 ÷ 35> 8 ÷ 15≤ 8
C> 15 ÷ 25> 5 ÷ 15≤ 5
Đập bê tông, bê tông cốt thép có chiều cao lớn nhất (m)A> 100> 60 ÷ 100> 25 ÷ 60> 10 ÷ 25≤ 10
B> 25 ÷ 50> 10 ÷ 25> 5 ÷ 10≤ 5
C> 10 ÷ 20> 5 ÷ 10≤ 5
1.2.5.4. Công trình điện gióTCS (MW)≥ 50> 15 ÷ < 50> 3 ÷ 15≤ 3
1.2.5.5. Công trình điện mặt trờiTCS (MW)≥ 50> 15 ÷ < 50> 3 ÷ 15≤ 3

Ghi chú:

1. Cấp của công trình thủy điện được xác định là cấp cao nhất của một trong các tiêu chí phân cấp Nhà máy, Hồ chứa nước và Đập dâng nước (trong đó A,B,C là nhóm địa chất nền điển hình: Nhóm A nền là đá; Nhóm B nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng; Nhóm C nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo).

2. Cấp công trình của các công trình trên “Tuyến năng lượng” như Cửa nhận nước, Đường dẫn (kênh, cống, đường hầm), Tháp điều áp, Đường ống áp lực, Kênh xả hoặc Hầm xả nước,… được xác định theo cấp của Nhà máy thủy điện quy định tại Điểm a Mục 1.2.5.3 của Bảng trên.

3. Cấp công trình của các công trình trên “Tuyến đầu mối” như Đập dâng nước, Tràn xả mặt, Tràn xả sâu, Tràn sự cố, công trình lấy nước khác,… được xác định theo cấp của Đập dâng nước quy định tại Điểm c Mục 1.2.5.3 của Bảng trên.

4. Các công trình liên quan khác như Nhà quản lý vận hành, Tường rào, Đường giao thông, … trong dự án xây dựng công trình thủy điện được xác định cấp công trình tương ứng với loại công trình theo hướng dẫn trong Thông tư số 03/2016/TT-BXD.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề Phân cấp công trình xây dựng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề pháp lý mong quý độc giả đặt câu hỏi để được chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi