Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội Phá hoại tài sản của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8550 Lượt xem

Tội Phá hoại tài sản của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Khi người khác phá hoại tài sản của mình tôi làm đơn khởi kiện thì liệu mức xử phạt áp dụng đối với trường hợp này như thế nào? Truy cứu trách nhiệm hình sự hay chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính?

Nội dung câu hỏi:

Vì có xích mích nhiều năm, ngày 12/12/2015 tôi đang ngồi xem tivi ở nhà đột nhiên có một tốp khoảng 15 người mang gậy gộc xông đến trước cửa nhà tôi đập cửa chửi bới, họ xông vào nhà và bắt đầu đập phá đồ đạc, đẩy tôi ngã xuống sàn đầu tôi va phải mép bàn chảy máu. Sau khi họ đập phá xong rời đi tôi có tới bệnh viện khâu vết thương gồm 5 mũi. Cho tôi hỏi, tốp người tự ý xông vào nhà tôi có thể khởi kiện vì hành vi phá hoại đồ đạc hay không? Nếu có hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Xin cảm ơn!.

Trả lời tư vấn:

Tội phá hoại tài sản của người khác?

Với câu hỏi này Luật sư tư vấn hình sự của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Trường hợp này của bạn, đối với hành vi đập phá nhà cửa và tài sản của người khác tùy từng mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm khác nhau là xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Thứ nhất: Đối với trường hợp áp dụng mức xử phạt hành chính:

Áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật chưa đủ mức độ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người nào có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Thứ hai: Đối với trường hợp áp dụng mức xử phạt hình sự:

Theo quy định tại Điều 143 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (văn bản pháp luật có hiệu lực vào thời điểm hành vi xảy ra) thì người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 143 (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng), thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;

… … …

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan công an giải quyết trường hợp phá hoại tài sản này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý độc giả có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP pháp luật để được hỗ trợ những nội dung liên quan đến bài viết trên như sau:

Mức bồi thường khi mượn tài sản mà làm hỏng?

Tôi có một câu hỏi như sau: Ngày 15/06/2018, gia đình ông Hồng có đám dỗ nên ông đã sang mượn của bố tôi một chiếc quạt cây phục vụ cho việc tổ chức ăn uống. Đây là một chiếc quạt cổ, nên có những hoa văn rất đẹp đẽ được khắc trên đó. Trước khi giao quạt cho ông Hồng, bố tôi đã dặn rất cẩn thận rằng chiếc quạt cổ thời Pháp nên chỉ chạy được điện 110v và bảo ông Hồng phải dùng bộ chuyển nguồn. Khi mang quạt về nhà, mọi người đều rất thích thú vì chiếc quạt lạ mắt. Buổi trưa, khi gia đình tổ chức ăn uống thì con trai ông Hồng đã cắm chiếc quạt cây ông Hồng mượn của bố tôi để phục vụ ăn uống. Do không được nhắc nhở đổi nguồn điện nên anh đã cắm trực tiếp vào dòng điện 220v làm chiếc quạt bị cháy. Sau buổi hôm đó, ông Hồng có sang trình bày sự việc và đã mang quạt đi sửa, nhưng không sửa được và ông Hồng bảo chỉ là sơ xuất nhỏ, quạt không sửa được thì không còn cách nào. Do đó bố tôi đã rất tức giận vì đây là chiếc quạt bố tôi rất yêu quý. Vậy cho tôi hỏi nếu không sửa được thì ông Hồng có phải trả tiền cho bố tôi không? ông Hồng hay con trai ông Hồng phải bồi thường?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo như những gì bạn trình bày, chúng tôi xác định ông Hồng và bố bạn đã giao kết một hợp đồng mượn tài sản. Tuy không có giấy tờ chứng minh, nhưng hợp đồng mượn tài sản này được giao kết bằng lời nói, hành động cụ thể đó là hành động hỏi mượn quạt và hành động giao quạt. Do đó, hiệu lực hợp đồng đã phát sinh và các bên có quyền, nghĩa vụ đối với nhau, cũng như đối với tài sản cho mượn. Trong trường hợp này, bố bạn đã dặn dò kĩ về việc chiếc quạt chỉ chịu được nguồn điện 110vôn nhưng ông Hồng đã không dặn lại con mình là chỉ cắm quạt vào dòng điện 110 vôn, gây ra việc chiếc quạt bị hỏng, cháy. Do đó, ông Hồng phải có trách nhiệm như sau quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015:

“ Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

1, Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2, Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3, Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4, Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5, Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Như vậy, ông Hồng chắc chắn phải bồi thường thiệt hại đối với chiếc quạt bị cháy của bố bạn, cụ thể là Ông Hồng đã mang chiếc quạt này đi sửa chữa, nhưng không thể sửa được nữa vì đây là một chiếc quạt cổ rất quý giá. Và khi không sửa được nữa thì ông Hồng không bồi thường nữa, điều này là sai bởi ông Hồng đã gây thiệt hại về tài sản ( do ông Hồng không nói cho con trai về việc sử dụng quạt) nên phải bồi thường những chi phí cụ thể như sau:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1, Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2, Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3, Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4, Thiệt hại khác do luật quy định”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, chiếc quạt này đã bị hư hỏng, nếu không thể sửa được thì coi như nó đã không còn giá trị sử dụng. Bố bạn và ông Hồng cần có thỏa thuận cụ thể về việc bồi thường này. Cụ thể có thể bồi thường bằng tiền, bồi thường bằng việc mua một chiếc quạt mới thay thế cho chiếc quạt cũ, hơn nữa, ông Hồng còn có thể bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần khi chiếc quạt này là chiếc quạt quý giá của bố bạn mà ông Hồng đã làm hỏng nó, gây ra việc đau lòng cho bố bạn, thiệt hại về mặt tinh thần nhiều hơn là về mặt vật chất, điều này có thể còn không bù đắp được bằng tiền.

Tóm lại, Ông Hồng chính là người phải bồi thường cho bố bạn về việc làm hư hỏng chiếc quạt. Dù chiếc quạt không sửa được thì ông Hồng vẫn phải bồi thường do đã làm hỏng tài sản của bố bạn do sơ xuất của mình gây ra.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi