Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 691 Lượt xem

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là việc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu. Sau đây là ví dụ về nhượng quyền thương hiệu

Khi bắt đầu khởi nghiệp, người kinh doanh có thể tự tạo ra cho mình một thương hiệu (nhãn hiệu) riêng cho sản phẩm, dịch vụ của mình, hoặc có thể nhận nhượng quyền thương hiệu từ một thương hiệu nổi tiếng hay có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong cùng dòng sản phẩm, dịch vụ mà mình sẽ kinh doanh.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Về mặt pháp lý, điều kiện tiên quyết để việc nhượng quyền thương hiệu có giá trị là thương hiệu cần được ghi nhận bảo hộ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn được bảo hộ (tức 10 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cứ 10 năm lại gia hạn 1 lần).

Nhượng quyền thương hiệu có cần phải đăng ký không?

Về bản chất, việc nhượng quyền thương hiệu không phải làm thủ tục đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền. Nhượng quyền thương hiệu là việc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu (không phải là chuyển nhượng toàn bộ nhãn hiệu), do đó, các bên kinh doanh chỉ cần thực hiện việc ký hợp đồng thỏa thuận về việc nhượng quyền thương hiệu bao gồm các nội dung liên quan đến thương hiệu, giá cả, thời gian, địa điểm, quyền và nghĩa vụ của các bên, …

Chỉ khi các bên thực hiện việc nhượng quyền thương mại thì mới cần tiến hành đăng ký tại Bộ công thương (nếu có yếu tố nước ngoài) hoặc tiến hành thông báo tới sở công thương (nếu là nhượng quyền trong nước).

Một số ví dụ về nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay có rất nhiều các thương hiệu lớn nhỏ tiến hành nhượng quyền thương hiệu. Việc nhượng quyền thương hiệu một mặt đem đến cho bên nhượng quyền lợi ích là không phải đầu tư nhiều vốn nhưng mô hình kinh doanh, thị trường tiêu thụ hàng hóa sẽ được mở rộng hơn, từ đó giới thiệu, quảng bá được thương hiệu của mình đến nhiều nơi. Mặt khác, với bên nhận nhượng quyền, họ sẽ không cần phải xây dựng thương hiệu, đặt tên sản phẩm, đăng kí nhãn hiệu,…góp phần giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc kinh doanh của họ.

Nhượng quyền thương hiệu TMORE

TMORE là một trong những khách hàng của Hoang Phi Invest & I.P thành công trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và nhượng quyền thương hiệu.

TMORE đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu thông qua Hoang Phi Invest & I.P năm 2018 và được chấp thuận bảo hộ năm 2020. Kể từ đó, TMORE ngày càng phát triển và nhân rộng số lượng nhượng quyền thương hiệu của mình ra khắp các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hà Nội. Thương hiệu này đã và đang được nhiều người kinh doanh quan tâm đến vì họ đầu tư vào chất lượng thay vì số lượng rầm rộ. TMORE được xem là thương hiệu trà chanh có chính sách nhượng quyền khó nhất. Cũng chính vì điều đó mà Tmore đã giữ được chất lượng sản phẩm cao nhất cho khách hàng.

 

 Nhượng quyền thương hiệu SNOW ISLAND

SNOW ISLAND đăng ký độc quyền nhãn hiệu năm 2015 thông qua Hoang Phi Invest & I.P và được cấp bằng năm 2018 cho lĩnh vực về Dịch vụ cửa hàng cà phê; dịch vụ nhà hàng ăn uống; dịch vụ khách sạn.

SNOW ISLAND đã phát triển thị trường và ngày càng nhân rộng thị trường tới các tỉnh thành phố như Bắc Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ thông qua hình thức nhượng quyền tại Việt Nam.

Nhượng quyền thương hiệu Soya Garden

Năm 2016, thông qua Hoàng Phi, chủ sở hữu đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Soya Garden và được ghi nhận bảo hộ cho thương hiệu này vào năm 2018.

Soya Garden là thương hiệu được phát triển bởi CEO Hoàng Anh Tuấn, tập chung phát triển hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ và được nhiều người tại Việt Nam biết đến thông qua chương trình Shark Tank mùa 1 vào năm 2019. Từ đó, Soya Garden đã phát triển mạnh và trở thành một trong những thương hiệu mà nhiều người kinh doanh quan tâm đầu tư và muốn nhận nhượng quyền thương hiệu.

Dịch vụ thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thực hiện Thủ tục mua nhượng quyền thương hiệu cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Trong quá trình thực hiện Thủ tục mua nhượng quyền thương hiệu, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

– Tư vấn các trường hợp mua nhượng quyền thương hiệu cho khách hàng tham khảo;

– Tư vấn quy trình mua nhượng quyền và các hậu quả pháp lý của việc mua nhượng quyền;

– Thay mặt Soạn hồ sơ mua nhượng quyền thương hiệu;

– Nộp hồ sơ mua nhượng quyền thương hiệu trong trường hợp cần thiết.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui long liên hệ lại với chúng tôi để được tư vấn.

– Liên hệ yêu cầu dịch vụ: 024.62852839 (Hà Nội) – 028.73090.686 (TP. Hồ Chí Minh)

– Hotline: 0981.059.868 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi