Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Những hành vi người sử dụng lao động không được làm
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 734 Lượt xem

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm

Điều 17 Bộ luật lao động quy định các hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là gì?

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Tư vấn về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

Điều 17 quy định những hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Các hành vi bị cấm này là do có sự vi phạm quyền tự do lao động, quyền nhân thân của người lao động hoặc vi phạm tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc năm 1930). 

Bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động (kể cả văn bằng, chứng chỉ do người sử dụng lao động bỏ chi phí tài chính hoặc tổ chức đào tạo) liên quan đến quyền nhân thân của người lao động, vì vậy người sử dụng lao động không được giữ của người lao động.

Ngoài ra, trong phạm vi quyền tự do lao động, người lao động có quyền làm việc cho nhiều người sử dụng lao động trong cùng thời gian hoặc kết thúc trước thời hạn hợp đồng để lựa chọn nơi làm việc mới. Do đó, việc cấm người sử dụng lao động giữ giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo quyền tự do lao động, việc làm cho người lao động. 

Việc cấm người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động hoặc buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động bởi đây là hành vi vi phạm chỉ số nhằm xác định người lao động có khả năng là nạn nhân của lao động cưỡng bức (lao động gán nợ hay lao động vì nợ).

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động có trách nhiệm với tài sản mà người lao động được lưu giữ, vận chuyển, sử dụng… khi thực hiện quan hệ lao động (thông qua việc đặt cọc, ký quỹ) không thuộc trường hợp bị cấm nói trên.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi