Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Những hành vi bị cấm đối với trẻ em
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 752 Lượt xem

Những hành vi bị cấm đối với trẻ em

Tại Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thì “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, chính vì vậy tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm, chú trọng đến việc bảo việc quyền lợi của các em, đồng thời tạo ra môi trường phát triển tích cưc nhất. Do vậy, với bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về Những hành vi bị cấm đối với trẻ em.

Trẻ em là gì?

Trẻ em là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc đời con người. Tại Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thì “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Còn ở Việt Nam thì tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.. Theo quy định này thì trẻ em Việt Nam là tất cả những người dưới 16 tuổi, đó là những trẻ em sơ sinh, đang theo học mẫu giáo, học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông với điều kiện duy nhất là dưới 16 tuổi.

Có thể nói khái niệm “Trẻ em” và “Người chưa thành niên” là hai khái niệm khác nhau, được xác định dựa trên căn cứ vào độ tuổi. Nếu như giới hạn độ tuổi của trẻ em chi dừng lại ở mức 16 tuổi thì giới hạn độ tuổi của người chưa thành niên thì ở mức cao hơn là người chưa đủ 18 tuổi.

Các quyền của trẻ em

Quyền trẻ em là tất cả những gì mà trẻ em cần có để được sống và lớn lên trong môi trường khỏe lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho mỗi trẻ em không chỉ là đối tượng tiếp nhận thụ động sự chăm sóc từ người lớn mà các em còn là nững thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính bản thân mình,

Do vậy có thể nói quyền trẻ em chính là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người.

Cụ thể, theo Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc thì trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản nhất, đó là:

– Quyền được sống. Điều này đảm bảo cho mỗi đứa trẻ đều được sống trong một cuộc sống bình thường, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để có thể tồn tại và phát triển toàn diện về thể chất.

– Quyền được phát triển. Đây là việc tạo ra những điều kiện nhằm giúp cho các em đều được phát triển đầy đủ về cả tinh thần, đạo đức, bao gồm quyền được vui chơi, học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tự do tỏng tư tưởng, tôn giáo…

– Quyền được bảo vệ. Mỗi đứa trẻ đều được bảo vệ, cấm tất cả các hình thức bóc lột lao động, xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy…

– Quyền được tham gia, đó là việc tích cực tạo điều kiện cho trẻ em được bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân về những vấn đề liên quan đến đời sống của mình.

Những hành vi bị cấm đối với trẻ em

Tại Luật trẻ em năm 2016 có quy định về các hành vi cấm thực hiện đối với trẻ em, cụ thể như sau:

– Tước đoạt quyền sống của trẻ em;

– Thực hiện hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo hay chiếm đoạt trẻ em;

– Có hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng hay bóc lột trẻ em;

– Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục hay ép buộc trẻ em tảo hôn;

– Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác;

– Cản trở trẻ em thực hiện các quyền và bổn phận của mình;

– Không cung cấp hay che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, có nhân có thẩm quyền;

– Có hành vi mang tính kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì các đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

– Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

– Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em

– Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

– Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi

– Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

– Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

– Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Những hành vi bị cấm đối với trẻ em. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi