Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nguyên tắc khi chuyển nhượng cổ phần?
  • Thứ hai, 05/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1908 Lượt xem

Nguyên tắc khi chuyển nhượng cổ phần?

Cổ phần xác nhận quyền sở hữu tài sản của cổ đông trong Công ty cổ phần, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Chuyển nhượng cổ phần là một giao dịch phức tạp do đó đòi hỏi người chuyển nhượng cần có am hiểu về các quy định của pháp luật. Khi chuyển nhượng cổ phần, cần tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật quy định.

Để tìm hiểu mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Nguyên tắc khi chuyển nhượng cổ phần của chúng tôi.

Cổ phần là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Đặc điểm của cổ phần

Từ định nghĩa được nêu trên, ta thấy cổ phần có các đặc điểm cơ bản sau:

– Cổ phần xác nhận quyền sở hữu tài sản của cổ đông trong Công ty cổ phần. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

– Công ty cổ phần quyết định mệnh giá của cổ phần và thể hiện mệnh giá cổ phần trên cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

– Cổ phần không thể phân chia nhỏ hơn nữa, bởi cổ phần là phấn vốn nhỏ nhất và bằng nhau trong vốn điều lệ.

– Cổ phần được chuyển nhượng dễ dàng.     

Vậy, phân loại cổ phần như thế nào, nguyên tắc khi chuyển nhượng cổ phần ra sao? mời quý độc giả theo dõi phần tiếp theo của bài viết dưới đây.

Các loại cổ phần hiện nay

Theo quy định hiện hành, có hai loại cổ phiếu đó là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

– Cổ phiếu phổ thông: Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu phổ thông. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông chính là cổ đông phổ thông. 

– Cổ phiếu ưu đãi: Công ty cổ phần có thể có cổ phiếu ưu đãi, người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đai. Có các loại cổ phiếu ưu đãi sau:

+ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cố phiếu ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định.

+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.

+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

+ Cổ phiếu ưu đãi khác theo quy định của điều lệ công ty và Luật chứng khoán.

Nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần mà mình đang nắm giữ cho người khác và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần. Nguyên tắc khi chuyển nhượng cổ phần như sau:

Nguyên tắc chung của chuyển nhượng cổ phần là tự do chuyển nhượng trừ một số trường hợp hạn chế, bao gồm:

– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Quy định các trường hợp hạn chế làm cơ sở cho doanh nghiệp ổn định về quản lý và vận hành doanh nghiệp trước khi mở cửa tự do cho tất cả đối tượng tham gia vào công ty. Thường xuyên chuyển nhượng cổ phần dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không ổn định về quản lý làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoạt động kinh doanh. Pháp luật quy định như vậy là phù hợp với thực tế, mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý.

Theo quy định tại điều 116 Luật doanh nghiệp 2020, Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Mặt khác, Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ động được tự do chuyển nhượng cổ phần.

Ngoài ra, khi chuyển nhượng cổ phần cần tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

– Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.

– Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.

– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 

– Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

– Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

Chuyển nhượng cổ phần như thế nào?

Khi chuyển nhượng cổ phần cần tuân theo Nguyên tắc khi chuyển nhượng cổ phần như đã nêu ở trên, việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Chuyển nhượng cổ phần bằng hợp đồng

– Một trong những cách thức chuyển nhượng cổ phần phổ biến đó là thông qua hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Trong trường hợp này việc chuyển nhượng cổ phấn sẽ tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Bộ Luật Dân sự 2015 về hợp đồng dân sự.

– Theo đó hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được coi là một giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng, đối tượng của giao dịch này chính là cổ phần.

– Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. 

– Hình thức hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Từ quy định trên thấy được rằng pháp luật doanh nghiệp không bắt buộc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần có chữ ký của các bên. Tuy nhiên các bên vẫn có thể lựa chọn hình thức công chứng tại văn phòng công chứng.

– Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

+ Thông tin bên chuyển nhượng cổ phần và bên nhận chuyển nhượng;

+ Đối tượng của hợp đồng (tên cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá, số lượng, giá chuyển nhượng,….)

+ Phương thức thanh toán.

+ Thời hạn thanh toán

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

Chuyển nhượng cổ phần thông qua sàn chứng khoán

Cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phần thông qua sàn giao dịch chứng khoán, vì vậy trình tự và thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ do Luật chứng khoán quy định.

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Khi chuyển nhượng cổ phần cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

– Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

– Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

– Người nhận cổ phần trong các trường hợp trên chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

– Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

Qua bài viết trên của Luật Hoàng Phi về nguyên tắc khi chuyển nhượng cổ phần, Quý vị có thể thấy nguyên tắc chung của chuyển nhượng quyền sở hữu là tự do chuyển nhượng. Bên cạnh đó, khi chuyển nhượng cổ phần các tổ chức, cá nhân cần chú ý các nguyên tắc như đã nêu ở trên.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi