Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nguồn của luật an sinh xã hội là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 884 Lượt xem

Nguồn của luật an sinh xã hội là gì?

Cũng như Hiến pháp, các bộ luật hoặc luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là nguồn quan trọng của ngành luật. Nói cách khác, nguồn của một ngành luật là hình thức biểu hiện hay tồn tại của ngành luật ấy.

Nguồn của một ngành luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một thủ tục và dưới những hình thức nhất định. Nói cách khác, nguồn của một ngành luật là hình thức biểu hiện hay tồn tại của ngành luật ấy. Nguồn của luật an sinh xã hội là gì?

Các quy phạm của luật an sinh xã hội cũng có các hình thức biểu hiện của nó, đó là các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hàng nhằm điều chỉnh các quan hệ an sinh xã hội.

Nguồn của ngành luật là đơn giản hay phong phú chủ yếu phụ thuộc vào các quan hệ là đối tượng của ngành luật ấy. Do cho các quan hệ an sinh xã hội là tương đối đa dạng nên nguồn của luật an sinh xã hội cũng khá phong phú được chứa đựng trong một số lượng không ít các văn bản. 

Các nguồn của luật an sinh xã hội

Thông thường, người ta phân loại nguồn luật theo ba tiêu chí chủ yếu là: 

– Căn cứ theo tiêu chí chủ thể ban hành, có thể phân ra làm: Văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước, của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan liên tịch. 

– Căn cứ theo tiêu chí phạm vi hiệu lực, có thể phân ra làm: văn bản của cơ quan nhà nước trung ương, của cơ quan nhà nước địa phương, của đơn vị cơ sở. 

– Căn cứ theo tiêu chí cấp độ hiệu lực pháp lý, có thể phân ra làm: văn bản luật, văn bản dưới luật. Trong các cách phân loại nói trên thì phân loại theo tiêu chí cấp độ hiệu lực pháp lý thường hay được sử dụng nhất. 

Văn bản luật

Hiến pháp 

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội ban hành, trong đó quy định những điều có tính nguyên tắc, làm cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có luật an sinh xã hội. Do vậy, những quy định của Hiến pháp về an sinh xã hội được coi là những quy phạm gốc của luật an sinh xã hội. Điều này có nghĩa là mọi quy phạm khác của luật an sinh đều phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp về an sinh xã hội. 

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã có một số điều quy định trong lĩnh vực an sinh xã hội, cụ thể như:”... Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động” (Điều 56). “… thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi 11gười dân được chăm sóc sức khoẻ (Điều 39). “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sđược hưởng các chính sách Lưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với trước được khe11 thưởng, chăm sóc. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” (Điều 67)… 

Trên cơ sở “các quy định gốc” này của Hiến pháp, hệ thống pháp luật an sinh xã hội đã được xây dựng và từng bước được hoàn thiện cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. 

Cũng như Hiến pháp, các bộ luật hoặc luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là nguồn quan trọng của ngành luật. Do hiện nay chúng ta chưa có bộ luật hoặc luật dành riêng cho an sinh xã hội nên các quy phạm về an sinh xã hội hiện hành nằm rải rác trong một số bộ luật hoặc luật khác. Cụ thể như Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 (được bổ sung, sửa đổi năm 2002 và năm 2006…) trong đó có Chương XII quy định về bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm công ăn lương: Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006; Luật bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008; Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010…

Văn bản dưới luật

 1. Pháp lệnh 

Pháp lệnh là hình thức văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật. Pháp lệnh thường dùng để điều chỉnh những quan hệ xã hội nào đó trong khi chưa có điều kiện ban hành luật. Số pháp lệnh hiện là nguồn của luật an sinh xã hội có thể kể đến: Pháp lệnh về danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”năm 1994 và Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 (sửa đổi năm 2007)… 8

2. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ 

Các hình thức văn bản này do cơ quan hành pháp cao nhất ban hành nhằm hoặc để quyết định chính sách cụ thể nào đó hoặc để cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành đạo luật, pháp lệnh cũng như để điều hành, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ… 

Hiện nay, các nghị định là nguồn của luật an sinh xã hội chiếm số lượng khá nhiều. Cụ thể như: B – Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc; 

– Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; 

– Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 hướng dẫn một số điều củaa Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; 

– Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; 

– Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; 

– Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 và Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; 

– Nghị định số 105/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; 

– Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/01/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội… 

3. Thông tư của các bộ và thông tư liên tịch 

Hình thức văn bản này thường do các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật cao hơn (chủ yếu là các nghị định…) trong phạm vi liên quan đến quản lý ngành hoặc lĩnh vực của các cơ quan đó. Đây cũng là loại văn bản khá phổ biến của luật an sinh xã hội. Thông thường, để chi tiết hoá hoặc hướng dẫn vấn đề nào đó trong các nghị định của Chính phủ đã ban hành về an sinh xã hội, Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành các thông tư. Để chi tiết hoá hoặc hướng dẫn việc thực hiện một văn bản. của cấp cao hơn nhưng lại thuộc phạm vi, chức năng của nhiều bộ, ngành hoặc để phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành trong lĩnh vực nào đó thì hình thức thông tư liên tịch thường được sử dụng. Bộ lao động, thương binh và xã hội thường phối kết hợp với Bộ tài chính, Bộ y tế… để ra các thông tư liên tịch. Cụ thể như: 

– Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007; Thông tư số 19/2008/TT-BLTBXH ngày 23/9/2008 và Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc; 

– Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội tự nguyện; 

– Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP về bảo hiểm thất nghiệp: 

– Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 và Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 hướng dẫn về hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công: 

– Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14/8/2009 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế; 

– Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 8/8/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội… 

Như vậy, xem xét nguồn của luật an sinh xã hội thấy rằng các quy phạm pháp luật nằm rải rác ở nhiều văn bản, phần nhiều là hình thức văn bản dưới luật. Điều này chẳng những ảnh hưởng đến tính hệ thống, tính đồng bộ của ngành luật mà còn gây khó khăn cho việc thực hiện chúng. Vậy nên, trong tương lai việc “hệ thống hoá” cũng như “luật hoá” các quy phạm về an sinh xã hội là điều cần thiết.

Khái quát về Tổ chức lao động quốc tế và mối quan hệ giữa Việt Nam với ILO 

1. Tổ chức và hoạt động của ILO 

Tổ chức lao động quốc tế – ILO (International Labour Organization) là tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập vào tháng 4 năm 1919 theo quyết định của Hội nghị hoà bình Pari, họp tại Vécxay (Cộng hoà Pháp). 

Tại các phiên họp toàn thể của Hội nghị hoà bình vào tháng 4 năm 1919, Điều lệ của ILO và Hiến chương lao động đã được thông qua. Trong Điều lệ của ILO đã ghi nhận mục đích và nhiệm vụ chính của tổ chức này là cải thiện khẩn cấp điều kiện lao động, nâng cao mức sống của người lao động bằng các biện pháp quốc tế. Tại kỳ họp thứ 26 Hội nghị toàn thể ILO vào tháng từ năm 1994 ở Phi-la-đen-phi-a (Hoa Kỳ) một bản Tuyên ngôn, gọi là Tuyên ngôn Phi-la-đen-phi-a đã được thông qua và được coi là Phụ lục bổ sung cho Điều lệ của IL0. Với Điều lệ năm 1919 và Tuyên ngôn Phi-la-đen phi-a năm 1944, ILO là một tổ chức quốc tế có hoạt động phong phú, đa dạng trên tinh thần nhân đạo hoá, cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sống bằng sự nỗ lực của từng quốc gia thành viên và sự cố gắng không ngừng, sự phối hợp thường xuyên, nhịp nhàng trên phạm vi quốc tế. Đã 85 năm kể từ ngày ILO ra đời, mục đích hoạt động của tổ chức này được ghi trong điều lệ vẫn còn nguyên giá trị thời sự. 

Kể từ ngày thành lập, ILO có mối quan hệ đặc biệt với Hội quốc liên cho đến khi tổ chức này chấm dứt hoạt động vào năm 1946. Bằng một thoả ước với Liên hợp quốc vào ngày 02/10/1946, ILO đã trở thành một cơ quan chuyên môn của tổ chức này. Từ 43 nước thành viên đầu tiên, số thành viên của ILO hiện đã là hơn 160 quốc gia. | Điểm đặc sắc và độc đáo nhất của ILO là tổ chức này được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ chế ba bên: gồm đại diện của chính phủ, đại diện của tổ chức người lao động và đại diện tổ chức của các nhà sản xuất. Theo Điều lệ, các cơ quan chính của ILO bao gồm: Đại hội đồng (cơ quan tối cao của ILO), Hội đồng quản trị cơ quan chấp hành của ILO) và Văn phòng lao động quốc tế (ban thư ký của ILO). Trụ sở của Văn phòng đồng thời cũng là trụ sở của ILO, đặt tại Giơ ne-vơ (Thuỵ Sỹ). 

Một trong các chức năng cơ bản của ILO là ra các nghị quyết dưới dạng các Công ước và khuyến nghị về các vấn đề lao động. Một công ước thông qua khi được 2/3 số đại biểu có mặt tại Hội nghị quốc tế về lao động bỏ phiếu tán thành. Chỉ có những quốc gia thành viên phê chuẩn công ước mới chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý. Cụ thể là, khi công ước có hiệu lực thì nước phê chuẩn phải áp dụng trong pháp luật và thực tiên nước mình nội dung của Công ước. Nếu những quy định nào của pháp luật quốc gia không phù hợp với công ước thì phải sửa đổi, bổ sung, trừ những quy định có lợi hơn cho người lao động. Khi một vấn đề thấy chưa thể chấp thuận ngay dưới hình thức một công ước thì được thông qua dưới hình thức khuyến nghị. Trên thực tế, một công ước được thông qua thì thường có một khuyến nghị đi kèm. Về mặt nội dung, khuyến nghị thường cụ thể hơn Công ước, còn về mặt pháp lý, khuyến nghị không đòi hỏi sự phê chuẩn của các nước thành viên. Tuy chỉ là những quy phạm có tính chất mẫu, khuyến nghị cũng phát sinh một số nghĩa vụ nhất định với các nước thành viên. Để bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh các Công ước và khuyến nghị, một thể thức kiểm tra quốc tế đối với việc áp dụng các công ước và khuyến nghị được ILO quy định.

2. Quan hệ giữa Việt Nam với ILO 

Việc gia nhập ILO đã được thực hiện dưới chính quyền Bảo Đại vào năm 1950. Từ năm 1954 đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn đã thừa kế tư cách thành viên ILO của chính quyền Bảo Đại. Trong khoảng thời gian 26 năm là thành viên của ILO, đại diện của chính quyền Sài Gòn đã phê chuẩn 19 công ước. 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ILO sau khi làm đơn gia nhập vào ngày 26/01/1980. Bằng Quyết định số 193, ngày 30/5/1994 của Chủ tịch nước, 12 công ước của ILO đã được phê chuẩn. Cho đến nay, số công ước Việt Nam đã phê chuẩn là 15. Như vậy, trong số gần 180 công ước của ILO đã thông qua, số lượng các công ước được Việt Nam phê chuẩn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này, một phần do điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam còn chưa phát triển, phần khác cũng do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phê chuẩn các công ước của ILO. Với sự nỗ lực của Việt Nam và sự giúp đỡ của Văn phòng đại diện của ILO, trong tương lại một số công ước có nội dung phù hợp sẽ được Việt Nam xem xét phê chuẩn. 

ILO với an toàn xã hội

1. Thuật ngữ “an toàn xã hội” 

Theo một số tài liệu, cụm từ “an toàn (hay an ninh) xã họi” xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1935, đó là tên một đạo luật của nước này – Luật về an toàn xã hội (The Social Security Act 1935). Luật này chỉ đề cập sự bảo vệ trong 4 trường hợp: tuổi già, chết, tàn tật và thất nghiệp. Năm 1938, New Zealand cũng dùng cụm từ này để đặt cho một đạo luật của mình, trong đó bao gồm những loại trợ cấp hiện có và thêm những loại trợ cấp mới nữa. Năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương cụm từ này cũng được đề cập. Trước xu thế các quốc gia sử dụng ngày càng phổ biến cụm từ “an toàn xã hội” (vả lại cụm từ này cũng đáp ứng được nhu cầu an ninh, an toàn xã hội, bên cạnh an ninh chính trị, an ninh kinh tế) nên trong các văn kiện của mình, ILO cũng chính thức sử dụng cụm từ này. 

2. Định nghĩa của ILO về an toàn xã hội 

Theo Văn phòng lao động quốc tế, an toàn xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua hàng loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại tình cảnh khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản. thương tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già. tử vong. sự cung cấp về chăm sóc y tế và cả sự cung cấp các khoản tiền trợ giúp cho các gia đình đông con. 

3. Công tác số 102 về an toàn xã hội (quy phạn tối thiểu) 

Ngày 28/6/1952, Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế đã thông qua Công ước số 102 – Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội (có hiệu lực vào ngày 27/4/1952). Công ước gồm 87 điều, chia làm 14 phần, trong đó có đưa ra 9 dạng trợ cấp với nội dung chính như sau: 

– Chăm sóc y tế: Phải bảo đảm việc cung cấp những sự trợ giúp cho người được bảo vệ khi tình trạng của họ cần sự chăm sóc y tế có tính chất phòng bệnh hoặc chữa bệnh. Các trường hợp bảo vệ phải bao gồm mọi tình trạng đau ốm vì bất kỳ nguyên nhân gì và cả trong tình trạng thai nghén, sinh đẻ và các hậu quả tiếp theo. Thời gian được trợ cấp giới hạn mức tuần. 

– Trợ cấp ốm đau: Các trường hợp được bảo vệ phải bao gồm sự mất khả năng lao động do ốm đau gây ra và dẫn đến gián đoạn trong thu nhập. Thời gian được trợ cấp giới hạn ở mức 26 tuần. Mức trợ cấp tối thiểu so với thu nhập (trước đó) là 45% (với người có vợ và 2 con – gọi là người thụ hưởng mẫu). 

– Trợ cấp thất nghiệp: Các trường hợp bảo vệ phải bao gôm tình trạng gián đoạn thu nhập và xảy ra do không có được một công việc thích hợp, trong tình hình người được bảo vệ có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc. Thời gian được trợ cấp giới hạn ở mức 13 tuần đối với người làm công ăn lương. Mức trợ cấp tối thiểu so với thu nhập (trước đó) là 45% (với người có vợ và 2 con). 

– Trợ cấp tuổi già (hưu bổng): Các trường hợp được bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi quy định. Nhìn chung, độ tuổi quy định không được quá 65. Người được bảo vệ đã có một thâm niên 30 năm đóng góp hay làm việc. Mức  trợ cấp tối thiểu so với thu nhập (trước đó) là 40% (với người có vợ ở tuổi về hưu). Tuy nhiên, trợ cấp có thể bị đình chỉ hoặc bị giảm bớt nếu người thụ hưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập ở một mức quy định. 

– Trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp: Các trường hợp được bảo vệ phải bao gồm những tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp gây ra: đau ốm, mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn thu nhập, mất hoàn toàn khả năng thu nhập hoặc một phần khả năng thu nhập, mất nguồn thu nhập do người trụ cột gia đình chết… Việc trợ cấp (bao gồm cả chăm sóc y tế) có thể được trả định kỳ hoặc chi trả 

một lần tuỳ thuộc vào mức độ mất khả năng lao động. Mức trợ cấp tối thiểu so với thu nhập (trước đó) là 40% (với người có vợ và 2 con) và 50% (với vợ goá có 2 con). 

– Trợ cấp gia đình (phụ cấp gia đình): Các trường hợp được bảo vệ là gánh nặng về con cái đối với những người làm công ăn lương hoặc những người được quy định trong dân số hoạt động. Việc trợ cấp có thể theo định kỳ hoặc trợ giúp theo từng đợt. Tổng giá trị các trợ cấp là 3% tiền lương của người lao động nam giới nhân với tổng số con cái của người được bảo vệ hoặc 1,5% tiền lương nhân với tổng số con cái của người thường trú. 

– Trợ cấp thai sản: Các trường hợp được bảo vệ bao gồm thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo dẫn đến sự gián đoạn thu nhập. Trợ cấp được chi trả định kỳ, giới hạn ở mức 12 tuần. Mức trợ cấp tối thiểu so với thu nhập (trước đó) là 45%. TH – Trợ cấp tàn tật: Các trường hợp được bảo vệ là tình trạng không có khả năng tiến hành một hoạt động có thu nhập ở một mức độ quy định, khi tình trạng đó có cơ hội trở thành thường xuyên hoặc vẫn tiếp tục tồn tại sau khi ngừng trợ cấp ốm đau. Trợ cấp được chi trả định kỳ với một mức tối thiểu so với thu nhập (trước đó) là 40%. 

– Trợ cấp tiền tuất: Các trường hợp được bảo vệ phải gồm việc người vợ goá hoặc con cái bị mất phương tiện sinh sống do người trụ cột gia đình chết. Trợ cấp có thể bị đình chỉ hoặc bị giảm bớt nếu người thụ hưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập hoặc khi thu nhập của người đó vượt quá một mức quy định. Mức trợ cấp tối thiểu so với thu nhập (trước đó) là 40% (với vợ goá có 2 con). 

Công ước số 102 cũng định ra tiêu chuẩn để tính việc chi trả định kỳ (trong đó có biểu thụ hưởng mẫu) cũng như các trường hợp ngừng trợ cấp. Theo đó, các trường hợp trợ cấp có thể bị ngừng, chẳng hạn như: đương sự không có mặt trên lãnh thổ nước mình; nếu đương sự có đủ điều kiện hưởng đồng thời nhiều dạng trợ cấp thì chỉ được hưởng 1 dạng: đương sự có hành vi gian lận hoặc phạm tội… Các quốc gia phê chuẩn công tác này phải áp dụng ít nhất 3 dạng trong số 9 dạng trợ cấp nói trên, trong đó phải bao gồm: hoặc trợ cấp thất nghiệp, hoặc trợ cấp tuổi già hoặc trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tàn tật, hoặc trợ cấp tiền tuất. Việc lựa chọn dạng trợ cấp để áp dụng tuỳ thuộc vào từng quốc gia, nhưng nhìn chung là chỉ có thể ở mức cao hơn các quy định trong công ước chứ không được thấp hơn. 

Việt Nam tuy chưa phê chuẩn Công ước số 102 nhưng trong pháp luật nước mình hầu hết các dạng trợ cấp quan trọng ghi trong công ước, ở những mức độ khác nhau, đã được áp dụng. Điều này chứng tỏ rằng an sinh xã hội của Việt Nam đã bước đầu tiếp cận được các tiêu chuẩn về an toàn xã hội hiện đại và tiến bộ của thế giới. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi