Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người được hưởng tài sản có được là người làm chứng khi lập di chúc
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 952 Lượt xem

Người được hưởng tài sản có được là người làm chứng khi lập di chúc

Tôi lập di chúc để lại tài sản cho con trai và con gái tôi, tôi muốn 2 con tôi làm chứng khi tôi lập di chúc có được không và nội dung di chúc tôi phải ghi những gì

Câu hỏi:

Vợ tôi đã mất cách đây 10 năm, một mình tôi nuôi 2 đứa con của tôi, hiện tại con trai lớn 25 tuổi đã lấy vợ, con gái út 19 tuổi hiện đang học đại học. Tôi muốn lập di chúc để phòng những lúc không may thì con cái cứ thế thực hiện, không phải tranh cãi mất đoàn kết. Tôi có 2 căn nhà, một căn nhà ở Hà Nội và hiện tại cả gia đình tôi đang sinh sống và một ngôi nhà ở Bắc Giang quê tôi. Tôi muốn chia đôi căn nhà ở Hà Nội cho 2 con của tôi, còn căn nhà ở Bắc Giang tôi để lại cho con trai tôi. Khi tôi lập di chúc thì tôi muốn con trai và con gái tôi có mặt làm chứng có được không và nội dung di chúc phải ghi những thông tin gì không?

 Người được hưởng tài sản có được là người làm chứng khi lập di chúc

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự quy định rõ:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Nếu bạn muốn lập di chúc bằng văn bản và có người làm chứng thì bạn phải tuân thủ quy định tại điều 632 Bộ luật dân sự về người làm chứng như sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

Như vậy, nếu bạn muốn chia tài sản cho các con thì các con bạn không thể là người làm chứng, bạn của bạn thì có thể làm chứng di chúc của bạn. Bạn nên tìm người khác, không thuộc các trường hợp cấm pháp luật quy định để làm chứng cho di chúc của mình.

Nội dung di chúc của bạn cần tuân theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự như sau:

“ 1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”

Trên đây là những quy định của pháp luật dân sự về vấn đề lập di chúc của bạn để lập di chúc và định đoạt tài sản của mình.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh/chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi