Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt như thế nào?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1534 Lượt xem

Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt như thế nào?

Người điều khiển phương tiên và những người liên quan trực tiếp đến vụ tại nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Thời gian qua, trên các kênh thông tin chúng ta dễ dàng bắt gặp những bài báo với tiêu đề là tài xế bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông. Đây là một trong những hành động gây nhức nhối trong dư luận. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về việc gây tai nạn giao thông thì cần xử lý như thế nào? Hay bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt ra sao?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt như thế nào?

Trách nhiệm của cá nhân khi gây tai nạn giao thông

Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ quy định:

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định: Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, người điều khiển phương tiên và những người liên quan trực tiếp đến vụ tại nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất. Lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông là hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm này và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. Vậy bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé

Trường hợp bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt như thế nào?

Tùy vào mức độ hành vi, hậu quả xảy ra, bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự như sau:

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi bỏ trốn khi gây tai nạn giao thông như sau:

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng (Điểm b khoản 8 và điểm đ khoản 11 Điều 5)

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (Điểm đ khoản 8 và điểm d khoản 10 Điều 6).

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng. (điểm c khoản 8 và điểm c khoản 10 Điều 7).

– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm b khoản 4 Điều 8).

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt như thế nào? Hay chỉ bị xử phạt hành chính? Hành vi bỏ trốn của người điều khiển xe có thể sẽ dẫn đến khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 
a) Làm chết người; 
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; 
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; 
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 
đ) Làm chết 02 người; 
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; 
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 
a) Làm chết 03 người trở lên; 
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; 
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khi gây tai nạn giao thông cần làm gì để hạn chế mức phạt? 

Người gây tai nạn cần giữ bình tĩnh, kiểm tra bản thân và người đi cùng xem có bị thương không và gọi cứu thương để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của hai bên.

Người tham gia giao thông phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Giao thông đường bộ như không sử dụng điện thoại khi lái xe, tuân thủ chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đi đúng làn đường,… Đồng thời, người lái cần cập nhật những sửa đổi, bổ sung mới nhất về Luật giao thông để hạn chế vi phạm.

Những người tham gia giao thông khác có trách nhiệm như thế nào?

Theo khoản 2, 3 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ thì:

– Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

+ Bảo vệ hiện trường;

+ Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

+ Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

+ Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

– Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Tóm lại, sau khi đọc bài phân tích trên của Luật Hoàng Phi, Quý độc giả đã có câu trả lời cho câu hỏi: bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt như thế nào? Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông là hành vi không những bị pháp luật nghiêm cấm mà còn là hành vi bị xã hội lên án. Khi bỏ trốn khỏi vụ tai nạn người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình. Mức xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự là những hình thức răn đe cần thiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi