Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1612 Lượt xem

Nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật

Luật sư tư vấn giúp tôi về các nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin chân thành cảm ơn

 

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, ngày 27/8/2016 tôi có cầm giữ tài sản là chiếc xe máy SH do bên anh B không trả tiền cho tôi, tôi yêu cầu anh B trả đầy đủ chi phí sửa thì tôi mới giao xe trả lại cho anh B. Vậy, trong thời gian cầm giữ chiếc xe SH này tôi phải có những nghĩa vụ gì để thực hiện đúng với quy định của pháp luật. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi này Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 349 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của bên cầm giữ

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cẩm giữ.

2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.

3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cẩm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

4. Giao lại tài sản cẩm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cẩm giữ

Phân tích:

Khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, bên có quyền được cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc cầm giữ tài sản có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có nghĩa vụ hoặc của người thứ ba. Do đó, bên cầm giữ tài sản cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này và các luật khác có liên quan.

Nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều này, nghĩa vụ của bên cầm giữ được thể hiện dưới hai dạng:

+ (i) nghĩa vụ của bên cầm giữ được thể hiện dưới dạng một hành vi phải thực hiện, đó là các nghĩa vụ được quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều này;

+ (ii) nghĩa vụ của bên cầm giữ được thể hiện dưới dạng một hành vi không được phép thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này. Bất cứ sự vi phạm nghĩa vụ nào của bên cầm giữ tài sản cũng có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba, và bên cầm giữ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự tùy theo mức độ của sự vi phạm. Ngoài ra, xét về bản chất thì nghĩa vụ được quy định tại khoản 5 Điều này là trách nhiệm dân sự của bên cầm giữ tài sản chứ không đơn thuần là nghĩa vụ.

Như vậy, trong trường hợp của anh, anh phải: giữ gìn bảo quản chiếc xe đó; không được thay đổi tình trạng của chiếc xe; không được chuyển giao, sử dụng xe nếu anh B không đồng ý; giao lại tài sản khi anh B thực hiện xong nghĩa vụ và phải bồi thường nếu làm hư hỏng, mất mát.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi