Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1642 Lượt xem

Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lao động sau nhiều năm nghỉ việc vẫn chưa lấy lại sổ bảo hiểm xã hội. Cho đến khi cần sổ để giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH mới nhận ra và có mong muốn lấy lại sổ BHXH.

Theo quy định,sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) được cấp và giao cho người lao động tự mình quản lý, bảo quản. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết trường hợp đều do người sử dụng lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội. Sau khi nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau mà người lao động chưa lấy lại sổ bảo hiểm xã hội và thắc mắc không biết Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?

Chính vì vậy, bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc các nội dung cần thiết giải đáp cho câu hỏi Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Theo đó, sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép và theo dõi quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Căn cứ Khoản 2 Điều 18 và Khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay để tránh việc người lao động làm mất, hỏng sổ và giúp đơn vị sử dụng lao động thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hưởng chế độ cho người lao động hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ.

Sau khi nghỉ việc bao lâu thì được trả sổ BHXH?

Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Theo đó, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 cũng khẳng định, người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng thủ tục báo giảm lao động và chốt sổ cho người lao động, thì chỉ cần 15 ngày kể từ ngày nghỉ việc là người lao động có thể lấy lại sổ BHXH.

Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lao động sau nhiều năm nghỉ việc vẫn chưa lấy lại sổ bảo hiểm xã hội. Cho đến khi cần sổ để giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH mới nhận ra và có mong muốn lấy lại sổ BHXH. Nhưng lại có thắc mắc trường hợp Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?

Chúng tôi xin giải đáp cụ thể như sau: Người lao động sau khi nghỉ hai năm vẫn có thể lấy lại sổ BHXH bằng các cách sau:

Trường hợp 1: Công ty cũ vẫn còn tồn tại

Người lao động phải quay lại công ty cũ yêu cầu họ chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình, bởi căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì đây là trách nhiệm của họ.

Nếu công ty cũ cố tình không thực hiện thực hiện, bạn có thể khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Thậm chí, theo điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp này người lao động còn có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để đòi lại quyền lợi cho mình.

Trường hợp 2: Công ty cũ đã chấm dứt hoạt động

Trường hợp công ty cũ bị giải thể hoặc phá sản, nhưng đã chốt sổ BHXH cho người lao động:

Người lao động có thể làm thủ tục cấp lại sổ BHXH do bị mất để lấy lại sổ BHXH theo quy định tại Điều 27, Điều 29 và Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH:

– Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Nơi nộp: Cơ quan BHXH nơi mà trước đó người lao động tham gia.

– Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.

Trường hợp công ty cũ đã chấm dứt hoạt động mà chưa chốt sổ BHXH: Người lao động có thể liên hệ với cơ quan BHXH trước đây tham gia BHXH để yêu cầu xác nhận thời gian tham gia BHXH đến thời điểm công ty đã đóng đủ BHXH.

Tại sao phải lấy lại sổ BHXH sau khi nghỉ việc?

Người lao động phải lấy lại sổ BHXH sau khi nghỉ việc vì:

– Sổ BHXH là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH.

– Sổ BHXH là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính.

Do đó, người lao động cần lấy sổ BHXH khi nghỉ việc tại công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình. Thuận tiện sau khi đến công ty mới làm việc giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có khi tham gia BHXH.

Thủ tục cấp lại sổ BHXH mới nhất hiện nay

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, việc cấp lại sổ BHXH được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).

+ Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm

Người lao động Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 4: Nhận sổ BHXH

– Lệ phí: Không mất phí.

Trên đây là các nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi liên quan đến Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi