Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Muốn khám xét chỗ ở thì tiến hành theo trình tự như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5331 Lượt xem

Muốn khám xét chỗ ở thì tiến hành theo trình tự như thế nào?

Tôi bị tình nghi có hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, cơ quan công an vào chỗ ở của tôi nếu muốn khám xét có được hay không? Khi họ xông vào khám xét có được yêu cầu họ xuất giấy tờ gì hay không?

Nội dung câu hỏi:

Hiện tại, em đang trong diện tình nghi có chứa hàng cấm, cụ thể là buôn bán ma túy đá, sắp tới tôi có thể bị cơ quan chức năng vào khám xét chỗ ở. Xin cho tôi hỏi, muốn khám xét chỗ ở hợp pháp của một người thì phải được tiến hành theo trình tự như thế nào? Khi họ vào nhà em khám xét nếu họ không xuất giấy tờ gì thì có đúng quy định pháp luật hay không?.

Trả lời tư vấn:

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự xin giải đáp như sau:

Muốn khám xét chỗ ở thì tiến hành theo trình tự như thế nào?

Muốn khám xét chỗ ở thì tiến hành theo trình tự như thế nào?

Một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu thì không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác trừ trường hợp được quyền khám xét chỗ ở theo luật định.

Theo pháp luật tố tụng hình sự về việc khám xét chỗ ở của công dân được quy định thành một chương riêng – Chương XII về khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản. Cụ thể, căn cứ theo Điều 140 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 thì việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

Đối với việc khám chỗ ở thủ tục tuân thủ theo quy định tại Điều 141, Điều 142 và Điều 143 của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền ra lệnh khám xét và thủ tục khám xét như sau:

Thứ nhất, thẩm quyền ra lệnh khám xét

Các chủ thể có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp bao gồm:

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

– Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Ngoài ra, trong những trường hợp cấp thiết, không thể trì hoãn một số chủ thể như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng cũng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Thứ hai, về thủ tục khám xét chỗ ở

– Tại khoản 1 Điều 143 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 thì việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối chiếu quy định, khi bắt đầu khám chỗ ở, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

– Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

– Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

– Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi