Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Mức Xử Phạt Vi Phạm Quảng Cáo Thực Phẩm Chức Năng Mới Nhất
  • Thứ năm, 27/04/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 3331 Lượt xem

Mức Xử Phạt Vi Phạm Quảng Cáo Thực Phẩm Chức Năng Mới Nhất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, trong đó có mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng.

Một phần vì tâm lý e ngại thực hiện các thủ tục hành chính, mặt khác do không hiểu rõ việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là bắt buộc nên không ít tổ chức, doanh nghiệp đã tự ý đưa nội dung quảng cáo lên các phương tiện truyền thông mà không hề xin giấy phép.

Việc quảng cáo khi chưa được cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt không hề nhỏ. Vậy mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng cụ thể ra sao? Kính mời quý độc giả và tổ chức, doanh nghiệp tìm hiểu trong bài viết sau.

>>>>>> Tham khảo: Thủ tục xin giấy phép quảng cáo

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Thực phẩm chức năng, tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác sau:

– Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng;

– Thực phẩm bổ sung;

– Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;

– Sản phẩm dinh dưỡng y học.

Có bắt buộc phải xin phép quảng cáo thực phẩm chức năng trước khi quảng cáo?

Theo quy định tại Điều 27 có quy định đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm như sau:

Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:

1. Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

2. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

3. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

a) Phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

b) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

Căn cứ mục 1 nêu trên, thực phẩm chức năng thuộc đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo.

Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp và áp dụng các chế tài hành chính. Căn cứ vào Nghị định 158/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực, văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo có nêu: Việc tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng có thể bị phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp sau:

Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình.

mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

– Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi, quảng cáo thiếu một trong các nội dung: tác dụng chính và tác dụng phụ; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

– Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;

+ Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thu hồi tài liệu, ấn phẩm đã phát hành đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

+ Buộc tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

+ Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng;

b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Luật Hoàng Phi hỗ trợ dịch vụ pháp lý khi thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng

Luật Hoàng Phi là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp với các dịch vụ liên quan như: thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép công bố mỹ phẩm, đăng ký mã vạch, đăng ký khuyến mại; đăng ký nhãn hiệu; tư vấn pháp luật doanh nghiệp… Chúng tôi đa dạng hóa dịch vụ pháp lý nhằm hỗ trợ khách hàng một cách đầy đủ trọn vẹn.

Luật Hoàng Phi vinh dự có chức năng đại diện, theo đó mà chúng tôi có thể thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với cách làm việc bao quát toàn bộ nội dung công việc từ tư vấn khách khàng đến soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, nhận kết quả.

Luật Hoàng Phi là một doanh nghiệp trẻ, năng động, tự tin, nhiệt huyết. Chúng tôi làm việc với phương châm, lợi ích của khách hàng đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, chúng tôi luôn thực hiện công việc cho khách hàng một cách nhanh nhất, đảm bảo tiến độ công việc theo hợp đồng.

Luật Hoàng Phi có nhiều năm kinh nghiệp thực hiện xin giấy phép doanh nghiệp nói chung, giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng nói riêng. Đồng thời, chúng tội sở hữu đội ngũ luật sư, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo tại các trường đại học đầu ngành của Việt Nam. Từ đó mà chúng tôi có thể xử lý công việc một cách nhanh chóng, đưa ra các phương án kịp thời nếu có sự cố phát sinh. Bên cạnh đó, Luật Hoàng Phi còn tư vấn khách hàng nhiệt tình, không chèo kéo, đảm bảo phí ổn định, không phát sinh phụ phí khi thực hiện dịch vụ.

Các phương thức để yêu cầu dịch vụ Luật Hoàng Phi

Với những lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, khách hàng muốn được tư vấn chi tiết hơn nữa về mức xử phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, hãy liên hệ với chúng tôi qua các phương thức dưới đây để được hỗ trợ:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886

– Điện thoại: 024.628.528.39 (HN) – 028.73.090.686 (HCM)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi