Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 5251 Lượt xem

Mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Người lao động sau khi nghỉ việc có quyền yêu cầu Công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cần phải được gửi Công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội đến cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội. Chúng tôi thông qua bài viết này sẽ gửi đến Quý bạn đọc Mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là thủ tục thực hiện sau khi người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị nào đó. Theo đó, đơn vị quản lý bảo hiểm xã hội ghi nhận toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là thủ tục thực hiện sau khi người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị nào đó. Theo đó, đơn vị quản lý bảo hiểm xã hội ghi nhận toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.

Quá trình chốt sổ bao gồm việc thu thập thông tin về số tiền đóng bảo hiểm của người lao động và doanh nghiệp, số ngày tham gia bảo hiểm, số tiền được hưởng lương hưu và các khoản lợi ích khác từ bảo hiểm xã hội.Quá trình chốt sổ này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch của quá trình đóng và nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Trách nhiệm gửi Công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo khoản 3, điều 48 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 của Quốc hội có hiệu lực ngày 01/01/2021, Người sử dụng lao động (tức Công ty, doanh nghiệp) có trách nhiệm như sau:

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”.

Căn cứ theo khoản 5, điều 21 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội có hiệu lực ngày 20/11/2014 quy định:

Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Từ các quy định của pháp luật, có thể thấy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cần nhanh chóng thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi hợp đồng lao động chấm dứt. Công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội cần được Công ty gửi đến đơn vị quản lý bảo hiểm xã hội để được giải quyết thủ tục trên.

Chế tài đối với trường hợp Công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy đối với trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính tùy theo từng trường hợp cụ thể như trên.

Mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội

Quyết định 1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành các mẫu văn bản sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, trong đó có mẫu đơn D01b-TS “Văn bản đề nghị” ban hành là mẫu để viết công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội. Cụ thể, Luật Hoàng Phi giới thiệu đến Quý bạn đọc mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội như sau:

[TÊN CÔNG TY, DOANH NGHIỆP YÊU CẦU CHỐT SỔ BẢO HIỂM]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:[—]/CV – [Tên công ty viết tắt][Địa chỉ trụ sở chính cấp tỉnh], ngày [—] tháng [—] năm [—]

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội [Quận/Huyện/Thị xã quản lý bảo hiểm xã hội của Công ty]

– Tên đơn vị: [Tên Công ty có nhu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội cho Người lao động]

– Mã số quản lý: [Mã số bảo hiểm của Công ty] (mã sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của công ty)

– Địa chỉ: [Ghi rõ địa chỉ trụ sở chính của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp]

Tháng [—], năm [—], nhân sự làm việc cho [Tên Công ty] có sự thay đổi. [Tên Công ty] và (một số) Người lao động tiến hành thanh lý Hợp đồng lao động, cụ thể:

1/ Thanh lý Hợp đồng lao động với Ông/Bà Nguyễn A

2/ Thanh lý Hợp đồng lao động với Ông/Bà Nguyễn B….

Để hoàn tất các trách nhiệm của Công ty theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, Công ty gửi công văn này đến Bảo hiểm xã hội [Quận/Huyện/Thị xã quản lý bảo hiểm xã hội của Công ty] đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội đối với các cá nhân có tên trên.

Hồ sơ gửi kèm bao gồm:

(i) Biên bản thanh lý Hợp đồng lao động số [—] giữa Công ty [—] và Ông/Bà Nguyễn A; (ii) Biên bản thanh lý Hợp đồng lao động số [—] giữa Công ty [—] và Ông/Bà Nguyễn B; (iii) Bản photo giấy tờ pháp lý của Ông/Bà Nguyễn A; (iv) Bản photo giấy tờ pháp lý của Ông/Bà Nguyễn B

Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết theo quy định.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

[Chức danh]

Tải (download) Mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội

Trên đây là nội dung mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp Công ty và người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội còn thể soạn theo các mẫu khác với những lý do khác nhau. Người soạn mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm có thể linh hoạt trong từng trường hợp soạn thảo văn bản cho hợp lý.

Mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội là văn bản quan trọng để có thể hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng liên quan. Mẫu công văn càng chi tiết, rõ ràng, đủ thông tin các bên liên quan thì thủ tục chốt sổ bảo hiểm sẽ được thực hiện đúng tiến độ, tránh trường hợp cơ quan bảo hiểm yêu cầu phải bổ sung nội dung.

Nội dung mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm ở trên mang tính chất tham khảo. Đối với từng trường hợp yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội cụ thể, Quý bạn đọc có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể và chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi