Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu bảng phân công nhiệm vụ
  • Thứ ba, 25/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 16796 Lượt xem

Mẫu bảng phân công nhiệm vụ

Phân công nhiệm vụ là việc yêu cầu các thành viên trong một nhóm, một tổ chức thực hiện những công việc của nhóm/tổ chức đảm nhiệm, người trưởng nhóm với tư cách đại diện cho nhóm/tổ chức mà giao việc cho các thành viên.

Phân công nghiệm vụ luôn là một trong những công việc quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển của công việc. Tuy nhiên, không phải hiểu hết vai trò của người phân công cũng như trách nhiệm của người được phân công.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Mẫu bảng phân công nhiệm vụ.

Phân công nhiệm vụ là gì?

Phân công nhiệm vụ là việc yêu cầu các thành viên trong một nhóm, một tổ chức thực hiện những công việc của nhóm/tổ chức đảm nhiệm, người trưởng nhóm với tư cách đại diện cho nhóm/tổ chức mà giao việc cho các thành viên.

Đây là quá trình xác định và giao cho nhân viên, thành viên trong nhóm hoặc đội ngũ công việc cụ thể nào đó trong một dự án hoặc công việc chung.

Trong quá trình phân công nhiệm vụ, người quản lý hoặc người chịu trách nhiệm sẽ cân nhắc các kỹ năng, năng lực và sở trường của mỗi người để xác định nhiệm vụ phù hợp cho họ. Ngoài ra, họ cũng phải đảm bảo rằng mỗi người được phân công có đủ thời gian, tài nguyên và thông tin cần thiết để hoàn thành công việc của mình.

Việc phân công nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo rằng dự án hoặc công việc được hoàn thành đúng tiến độ, đúng chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hoặc các bên liên quan. Nó cũng giúp tăng khả năng hiệu quả của đội ngũ làm việc bằng cách sử dụng tối đa các kỹ năng và năng lực của mỗi thành viên.

Kỹ năng phân công công việc vào thực tiễn

– Đưa ra nhận xét:

Cách để cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên chính là đưa ra nhận xét. Khi có nhận xét từ lãnh đạo, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về việc họ cần làm gì? Cần thay đổi gì để công việc hiệu quả hơn.

– Đối thoại trực tiếp:

Trong những cách tốt nhất để đảm bảo nhân viên của quý bạn đọc hiểu vai trò của họ là đối thoại trực tiếp với họ. Hãy đưa ra những yêu cầu một cách rõ ràng, chứ đừng hy vọng rằng mọi người sẽ đọc hiểu được những suy nghĩ trong đầu bạn.

 – Kiểm tra thường xuyên:

+ Ngoài việc đưa ra những nhận xét thường xuyên thì lãnh đạo cũng cần thảo luận với nhân viên để giao việc phù hợp, đặc biệt là với các nhân sự mới vào chưa hiểu hết về công việc cũng như văn hóa của tập thể.

+ Lãnh đạo sẽ cần hướng dẫn và thường xuyên nhắc nhở họ về các nhiệm vụ ưu tiên trong ngày và các nhiệm vụ định kỳ. Bên cạnh đó, quý bạn đọc cũng cần để ý đến những nhân viên khác của tổ chức giàu kinh nghiệm hơn.

Lợi ích của việc phân công công việc

– Đối với người phân công:

+ Có thêm nhiều thời gian hơn cho việc quản lý và kiểm soát công việc.

+ Điều hòa được công việc công việc của phòng ban.

+ Minh chứng được năng lực điều hành với doanh nghiệp.

+ Tăng ảnh hưởng và uy tín đối với nhân viên.

+ Củng cố được quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, đánh giá.

+ Chuẩn bị nguồn nhân lực kế thừa.

– Đối với người được phân công:

+ Tính tham gia cao hơn, dẫn đến sự tinh thần làm việc ngày càng tốt hơn.

+ Nâng cao giá trị của họ với doanh nghiệp.

+ Cơ hội phát triển chuyên môn, cơ hội phát triển các kỹ năng: Xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, thương lượng và thuyết phục.

+ Tạo cho họ sự hài lòng về bản thân khi hoàn thành công việc.

– Đối với tập thể:

+ Đào tạo một tập thể có năng lực phù hợp với công việc.

+ Tiết kiệm chi phí.

+ Tăng năng suất lao động của tập thể.

+ Thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm.

Vai trò của người phân công công việc

Thứ nhất: Hỗ trợ cho các thành viên tỏng tổ chức

– Cần ủy quyền và cung cấp cho các thành viên những công cụ cần thiết để hoàn thành sự án là điều chắc chắn. Người siêng năng, năng động, sáng tạo sẽ có thể có cảm giác chán trường, thất vọng nếu họ không có tự do, thoải mái trong sáng tạo, quyền sử dụng các công cụ và các nguồn lực khác mà học ần để hoàn thành công việc.

– Do đó, khi đưa ra những nguyên tắc của bản thân cần đảm bảo rằng các thành viên trong tổ chức có thể yên tâm làm việc với mọi điều kiện tốt nhất. Tránh những vấn đề không đáng có có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong tổ chức.

– Cần thiết lập ra mục tiêu rõ ràng, loại bỏ những trở ngại và cung cấp sự hỗ trợ cho nhóm của bạn cần để dạt được những mục tiêu đó. Làm việc tập thể sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tổ chức đoàn kết, giữ môi trường vui vẻ.

Thứ hai: Phát huy sức lực tập thể và khơi dậy được những tiềm lực cá nhân

– Người đứng đầu tổ chức là người phải nắm bắt và đưa ra những đánh giá sức mạnh của tinh thần đồng đội và làm thế nào để tận dụng tốt nhất công cụ này. Ý nghĩa của làm việc nhóm cũng chính là nâng cao tinh thần đồng đội giữa các nhân viên trong nhóm.

– Người phân công công việc cần xem xét các kết quả mà bạn muốn và các nhiệm vụ mà bạn nghĩ là cần thiết để đạt được chúng sau thời gian triển khai làm việc.

– Một tổ chức thành công cần biết cách tối đa hóa tài năng của các thành viên trong nhóm, nhưng sức mạnh thực sự của tinh thần đồng đội đến từ sự gắn kết của tinh thần đồng đội đến từ sự gắn kết của nhóm và năng lượng kết hợp tập trung vào mục tiêu chung.

Cách làm bảng phân công nhiệm vụ

Để làm bảng phân công nhiệm vụ, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Liệt kê các công việc cần thực hiện

Đầu tiên, bạn cần liệt kê tất cả các công việc cần thực hiện trong dự án hoặc công việc cụ thể. Đảm bảo rằng danh sách của bạn bao gồm tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để hoàn thành dự án.

Bước 2: Xác định người phù hợp cho mỗi công việc

Tiếp theo, bạn cần xác định ai trong nhóm của bạn phù hợp để thực hiện từng công việc. Điều này có thể dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng của mỗi thành viên trong nhóm.

Bước 3: Ghi nhận phân công

Sau khi xác định ai sẽ thực hiện từng công việc, bạn cần ghi nhận phân công của từng công việc và người thực hiện. Có thể sử dụng bảng tính hoặc các công cụ quản lý dự án trực tuyến để thực hiện điều này.

Bước 4: Theo dõi tiến độ

Để đảm bảo rằng mọi người đang hoàn thành công việc của họ theo đúng lịch trình, bạn cần theo dõi tiến độ của từng công việc. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ quản lý dự án trực tuyến hoặc bằng cách thường xuyên kiểm tra với các thành viên trong nhóm của bạn.

Bước 5: Điều chỉnh bảng phân công nếu cần thiết

Nếu có sự thay đổi hoặc vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án, bạn có thể cần điều chỉnh bảng phân công nhiệm vụ của mình để đảm bảo rằng mọi người đang làm việc hiệu quả và dự án được hoàn thành đúng tiến độ.

Mẫu bảng phân công nhiệm vụ

Bảng phân công nhiệm vụ thường được đính kèm cùng với quyết định phân công của tổ chức. Quý vị có thể tham khảo mẫu bảng phân công nhiệm vụ dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY

(V/v: Phân công nhiệm vụ tham gia công tác tổ chức thực hiện Dự án)

– Căn cứ Quyết định thành lập tổ chức tham gia Dự án Xây dựng Chung cư XXX;

– Căn cứ Điều lệ công ty;

– Căn cứ thảo luận tại Buổi họp thành lập Dự án.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phân công các ông/bà có tên dưới đây tham gia trợ giúp Dự án Xây dựng Chung cư XXX bắt đầu từ ngày…. tháng…năm 20…, cụ thể:

1. Ông NGUYỄN ĐỨC T có nhiệm vụ Quản lý Dự án;

2. Ông NGUYÊN TRỌNG N có nhiệm vụ cung ứng vật liệu xây dựng;

3. Bà NGÔ THỊ A có nhiệm vụ Kế toán Dự án;

4. Bà HOÀNG PHÚ B có nhiệm vụ Hành chính nhân sự.

Điều 2. Các ông/bà có tên nêu trên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng YYY phù hợp với Hợp đồng tư vấn pháp luật số:…/20…-CTCP ngày…../…./20…..

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 Hà Nội, ngày… tháng ….năm 20….

Nơi nhận:                                                                                               Chủ tịch/Giám đốc

– Như trên;

– Công ty Cổ phần Xây dựng YYY;

– Lưu công ty.

 

ĐÍNH KÈM QUYẾT ĐỊNH

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

DỰ ÁN: Xây dựng Chung cư XXX

 

STTHọ và tênNội dung công việcNgày bắt đầuNgày kết thúcGhi chú
1NGUYỄN ĐỨC TQuản lý Dự án…./…./20….…./…./20….
2NGUYÊN TRỌNG Ncung ứng vật liệu xây dựng…./…./20….…./…./20….
3NGÔ THỊ AKế toán Dự án…./…./20….…./…./20….
4HOÀNG PHÚ BHành chính nhân sự…./…./20….…./…./20….

 

Tải (download) Mẫu bảng phân công nhiệm vụ

Như vậy, Mẫu bảng phân công nhiệm vụ đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã giới thiệu một số nội dung liên quan đến vấn đề phân công nhiệm vụ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi