Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1127 Lượt xem

Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Tác phẩm là gì? Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có ngay câu trả lời nhé!

Tác phẩm là gì?

Tác phẩm được hiểu là những sản phẩm trí tuệ do con người viết ra, tạo ra, là kết quả của trí tuệ, sự sáng tạo bên trong mỗi con người. Người tạo ra những tác phẩm sẽ được gọi chung là tác giả.

Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau).

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

– Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại như phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc phương tiện khác.

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

– Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.

– Tác phẩm điện ảnh là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.

– Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu tượng, hàng thủ công mỹ nghệ, hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

– Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hóa học, điện tử hoặc phương pháp khác).

– Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. Đối với mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa – xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng các mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm truyện, thơ, câu đối, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào..

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hiểu là sự bao hàm các sản phẩm chứa đựng các yếu tố đặc thù của di sản nghệ thuật, được duy trì và phát triển bởi một cộng đồng trong nước, hoặc bởi các cá nhân phản ánh các tác phẩm văn học, nghệ thuật truyền thống của một cộng đồng. Có thể hình dung các đối tượng này ở bốn nhóm cơ bản hay nói theo cách khác là bốn hình thức của hình thức” thể hiện văn học, nghệ thuật dân gian là:

+ Loại hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ (lời nói) bao gồm truyện, thơ, câu đối dân gian;

+ Loại hình được thể hiện bằng âm nhạc (nhạc) gồm bài hát và nhạc cụ dân gian,

+ Loại hình được thể hiện bằng hành động qua ngôn ngữ hình thể) bao gồm các điệu múa, vở kịch và nghi lễ nghệ thuật dân gian;

+ Loại biểu đạt lồng trong một vật thể, có thể nhận thấy qua xúc giác bởi lẽ nó tồn tại dưới dạng hữu hình, bao gồm các bức tranh vẽ, tượng, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, khảm, mộc, tác phẩm kim loại, đá quý, dệt, thảm, trang phục, nhạc cụ và các hình mẫu kiến trúc dân gian. Đối với loại hình này, tác phẩm vật thể nên nhất thiết phải được thể hiện bằng một chất liệu tồn tại hữu hình. KHU Đối với ba loại hình đầu nêu trên không nhất thiết đưa về dưới dạng vật chất, ngôn từ không cần phải viết ra, âm nhạc không cần phải tồn tại dưới dạng nốt nhạc, ký âm. Các hình thức thể hiện bằng hình thể (như múa) cũng không mô tả bằng văn bản, viết ra dưới dạng ký tự múa.

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và đảm bảo giữ gìn các giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian làm việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, người sử dụng phải dẫn chiếu xuất xứ của tác phẩm thông qua việc chỉ ra địa danh của cộng đồng dân cư nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành. Đây là một việc khá khó khăn vì nhiều tác phẩm văn học, dân gian được định hình từ nhiều địa phương, vùng, miền khác nhau và đặc biệt là thường có các dị bản ở các địa phương khác nhau.

Pháp luật cũng quy định người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải thỏa thuận trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu của mình. Sự phân biệt bản gốc và bản sao chép đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, đồng thời sự thỏa thuận thù lao dựa trên cơ sở giá trị của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và mục đích sử dụng của người sưu tầm, giới thiệu.

Trong trường hợp sưu tầm để kinh doanh, xuất bản vì mục đích kinh doanh hoặc theo các đề tài nghiên cứu thì người nghiên cứu, sưu tầm có kinh phí trả thù lao theo quy định. Tuy nhiên, có những trường hợp việc sưu tầm, nghiên cứu chỉ mang tính chất học thuật nên rất khó khăn để thực hiện quy định này. Ví dụ, trường hợp sinh viên và giáo viên khoa Ngữ văn của một trường đại học, cao đẳng sư phạm đi thực tập sưu tầm, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu trong nhà trường. Vì vậy, trong những trường hợp để phục vụ cho hoạt động giáo dục, minh họa trong các công trình nghiên cứu… người cung cấp không được hưởng thù lao nhưng người sưu tầm, nghiên cứu không được cắt xén làm biến đổi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

– Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện nào mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Mã nguồn được hiểu trong tin học là một dãy các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.

Mã nguồn thường được lưu trong một hoặc một vài tệp văn bản hoặc có thể được in trong sách. Thuật ngữ này thường được dùng trong ngữ cảnh của một phần mềm máy tính. Mã nguồn của một chương trình máy tính là một tập các tệp có thể chuyển đổi được từ dạng con người có thể đọc sang dạng máy có thể thực hiện. Mã nguồn được dịch sang dạng tệp mã máy tương ứng với một kiến trúc máy tính cụ thể bởi một trình biên dịch, hoặc được thực hiện thắng với sự trợ giúp của một trình thông dịch.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Những nội dung này tương tự với những quy định tại Điều 4 Chương II – Quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Khoản 1 Điều 10 của Hiệp định TRIPS: “Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được bảo hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (1971)”.

– Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác, ví dụ: Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam… Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó. Phù hợp với Khoản 2 Điều 10 của Hiệp định TRIPS, các sưu tập dữ liệu được bảo hộ về hình thức thể hiện, không bảo hộ về bản thân các dữ liệu. Trong trường hợp các dữ liệu được bảo hộ quyền tác giả thì người làm sưu tập dữ liệu phải có nghĩa vụ đối với tác giả tác phẩm gốc trước khi thực hiện các sưu tập.

Việc kế thừa các tác phẩm đã tồn tại, các nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tác phẩm và các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, trường hợp cần tư vấn thêm hoặc yêu cầu dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi