Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Lính đánh thuê là gì? Có được phép tuyển dụng lính đánh thuê?
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3400 Lượt xem

Lính đánh thuê là gì? Có được phép tuyển dụng lính đánh thuê?

Lính đánh thuê hay mercenary theo tiếng La-tinh có nghĩa là tiền công hoặc lệ phí. Do đó theo nghĩa đen, có thể hiểu lính đánh thuê là những người lính chiến đấu vì tiền, tuy nhiên họ khác với những người lính thông thường.

Có thể thấy những cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới gây tổn thất về người là vô cùng lớn. Việc sử dụng lính đánh thuê đã trở thành xu thế của chiến tranh, khi các nước muốn giảm thiểu tổn thất cho quân đội của đất nước mình.

Vậy Lính đánh thuê là gì? là câu hỏi được bạn đọc quan tâm, cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Lính đánh thuê là gì?

Lính đánh thuê hay mercenary theo tiếng La-tinh có nghĩa là tiền công hoặc lệ phí. Do đó theo nghĩa đen, có thể hiểu lính đánh thuê là những người lính chiến đấu vì tiền, tuy nhiên họ khác với những người lính thông thường (cũng được trả lương, thưởng sau mỗi trận chiến).

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra về khái niệm lính đánh thuê như sau: “ Lính đánh thuê là những người tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang nhưng không phải phục vụ cho một quốc gia hoặc một bên trong cuộc xung đột mà là những người hành nghề tự do không bị bó buộc và tham gia cho một bên để nhận lấy những lợi ích vật chất khi tham chiến. Một số lính đánh thuê thường là các loại cựu quân nhân, quân nhân không chính thức làm thuê dưới danh nghĩa của các công ty chuyên cung cấp lính đánh thuê. Lính đánh thuê không phải là quân nhân thuộc biên chế chính thức”.

Tại Việt Nam theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 đưa ra nội dung về lính đánh thuê là lính được tuyển mộ, được trả lương và được hưởng các quyền lợi khác trên cơ sở hợp đồng để phục vụ trong quân đội nước khác. Tuy nhiên đến năm 2015 tội làm lính đánh thuê được quy định tại điều Điều 425 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 cụ thể như sau:

Điều 425. Tội làm lính đánh thuê

Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

Có thể thấy quy định của pháp luật hình sự 2015 có điểm khác biệt rất lớn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội làm lính đánh thuê. Đối với bộ luật cũ chỉ quy định về tội làm lính đánh thuế và tội tuyển mộ lính đánh thuê trong cùng một điều luật và cụ thể là Điều 344 Bộ luật Hình sự năm 1999. Còn đối với Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 đã tách riêng hai điều khoản.

Để giải đáp toàn bộ thắc mắc Lính đánh thuê là gì? Mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi các nội dung dưới đây của bài viết:

Các yếu tố của một lính đánh thuê?

Trong lịch sử, lính đánh thuê là những người lính được thuê để phục vụ cho quân đội của một quốc gia nước ngoài. Theo công ước Geneva xác định rõ một người lính đánh thuê phải hội đủ các yếu tố:

– Không phải thành viên thường trực của lực lượng vũ trang tại nước đó, mà chỉ được tuyển chọn để tham gia một chiến dịch đặc biệt (được ghi trong hợp đồng).

– Tham gia vì mục đích cá nhân và được trả công nhiều hơn gấp nhiều lần quân đội trực thuộc.

– Không thuộc quốc tịch của các quốc gia đang xung đột, hoặc không nằm trong vùng lãnh thổ bị kiểm soát bởi các quốc gia đang xung đột.

Một lính đánh thuê không được công nhận các đặc quyền của người lính hợp pháp theo công ước Geneva . Họ có thể bị buộc tội giết người, thảm sát, nếu bị bắt sẽ không được bảo vệ bởi quyền của tù binh chiến tranh.

Có được phép tuyển dụng lính đánh thuê?

Năm 1989, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cấm sử dụng lính đánh thuê. Tuy nhiên chỉ có 30 quốc gia đã ký và thông qua. Một số quốc gia như các nước như Mỹ và Iraq đã không ký kết hiệp định. Việc ký kết phụ thuộc vào ý chí của mỗi nước. Cũng theo Công ước quốc tế chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê, 1989 khẳng định rằng việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê nên được xem là các tội phạm nghiêm trọng liên quan đến tất cả các quốc gia và bất kỳ người nào thực hiện các hành vi phạm tội này phải bị truy tố hoặc bị dẫn độ,

Tại Việt Nam theo quy định tại điều 425 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê. Theo đó:

Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Như vậy ở nước ta, Đảng và Nhà nước không cho phép tuyển dụng lính đánh thuê.

Với những thông tin trên đây, Công ty Luật Hoàng Phi tin rằng Quý độc giả đã phần nào nắm được nội dung Lính đánh thuê là gì? Trong trường hợp có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi