Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Khám nghiệm hiện trường là gì? Khi nào cần khám nghiệm hiện trường?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11303 Lượt xem

Khám nghiệm hiện trường là gì? Khi nào cần khám nghiệm hiện trường?

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra được tiến hành trực tiếp tại hiện trường do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện, xem xét, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm

Khám nghiệm hiện trường là một trong những hoạt động điều tra quan trọng góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có những quy định về việc tiến hành hoạt động điều tra này. Khám nghiệm hiện trường là gì? Khi nào cần khám nghiệm hiện trường?

Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi ngoài việc cung cấp các quy định pháp luật về khám nghiệm hiện trường, sẽ có những bình luận để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về nội dung này.

>>>>>> Tham khảo: Hiện trường là gì?

Khái niệm khám nghiệm hiện trường theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“- Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

– Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

– Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Quy định khám nghiệm hiện trường

Phân tích về việc khám nghiệm hiện trường theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

–  Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra được tiến hành trực tiếp tại hiện trường do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện, xem xét, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm. Chính vì vậy, nên việc khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự.

–  Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm. Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến (đại diện cơ quan, chính quyền, người láng giềng…). Có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng được tham dự khám nghiệm hiện trường nếu Điều tra viên thấy cần hỏi họ về một số vấn đề cần điều tra.

– Điều tra viên cũng có thể mời các nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm hiện trường. Đây là những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật cần thiết như: bác sĩ pháp y để khám nghiệm tử thi, chuyên gia về súng, đạn để giám định súng, đạn mà người phạm tội sử dụng…

– Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

 Những người chứng kiến tham gia khám nghiệm hiện trường phải ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm và có thể nêu những ý kiến cá nhân. Những ý kiến này được ghi vào biên bản khám nghiệm.

Ý nghĩa của việc khám nghiệm hiện trường

Khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa quan trong trong việc phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Khám nghiệm hiện trường được tiến hành qua hai bước là quan sát và khám nghiệm tỉ mỉ.

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6557

Trong quá trình tố tụng hình sự, các chủ thể tham gia tố tụng phải đảm bảo thực hiện pháp luật luật một cách đúng đắn, đầy đủ, chính xác để đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự, tránh gây thiệt hại đến các quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, ngay từ khi tìm hiểu các quy định pháp luật tố tụng hình sự, rất nhiều người gặp phải khó khăn, vướng mắc do:

– Số lượng quy định pháp luật về tố tụng hình sự rất lớn, rải rác trong nhiều văn bản pháp luật từ bộ luật tố tụng hình sự, các luật có liên quan, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo,… Bên cạnh đó, các quy định pháp luật có thể thay đổi về hiệu lực áp dụng nên các nội dung cần tìm hiểu lại càng gia tăng;

– Đa phần những người tìm hiểu chưa có chuyên môn, kinh nghiệm. Do đó, việc nắm bắt ý nghĩa của các thuật ngữ, khái niệm, xâu chuỗi các vấn đề bằng tư duy pháp lý và áp dụng, sử dụng, tuân thủ pháp luật cũng trở nên khó khăn.

Hiểu được những vấn đề khó khăn trên, chúng tôi triển khai Tổng đài tư vấn 1900 6557, trong đó có tư vấn các nội dung về pháp luật tố tụng hình sự giúp tháo gỡ những vướng mắc của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng. Với mong muốn đem lại chất lượng tư vấn tốt nhất cho khách hàng, các chuyên viên của Tổng đài tư vấn không ngừng trau dồi, làm mới bản thân bằng việc cập nhật các quy định pháp luật mới. Chúng tôi liên kết những ngành luật khác trong quá trình tư vấn về vụ việc để đem đến thông tin chính xác, hữu ích nhất cho khách hàng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (17 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi