Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Phân tích Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2300 Lượt xem

Phân tích Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015

Vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những thông tin mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi vu khống được thực hiện với những phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp hơn. Nhiều người lợi dụng mạng xã hội, điển hình là Facebook để đưa hình ảnh, video clip, phát tán thông tin xuyên tạc nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. Những hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự 2017 (“Bộ luật hình sự”).

Vu khống là gì?

Vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những thông tin mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Quy định của Bộ luật hình sự về tội vu khống

Điều 156 Bộ luật hình sự quy định về tội vu khống như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy, theo quy định của Bộ luật hình sự, tội vu khống là hành vi (i) bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; (ii) bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hình phạt cao nhất áp dụng đối với người có hành vi phạm tội là 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị (i) phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; (ii) cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Một hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, gồm: (i) Mặt khách quan; (ii) Mặt chủ quan; (iii) Mặt khách thể; và (iv) Mặt chủ thể.

Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015, có thể thấy, các yếu tố cấu thành tội vu khống sẽ như sau:

Thứ nhất: Về mặt khách quan

– Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Ví dụ như đưa ra thông tin, rằng người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người bị vu khống không thực hiện những hành vi đó. Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động …

– Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội tuy không trực tiếp đưa ra những điều không đúng sự thật về người khác nhưng cố ý loan truyền những điều bịa đặt do người khác đưa ra để người khác biết, hoặc đưa lên phương tiện thông tin truyền thông….

– Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.

Thứ hai: Về khách thể

Hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Thứ ba: Về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hành hành vi với lỗi cố ý nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Thứ tư: Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt của tội vu khống

Mức hình phạt đối với tội vu khống được chia làm hai khung, cụ thể như sau:

Khung hình phạt thứ nhất được quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Khung hình phạt thứ hai được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 156 Bộ luật hình sự. Theo đó, người nào thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền mà (i) có tổ chức; (ii) lợi dụng chức vụ quyền hạn; (iii) đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên); (iv) đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho chính người phạm tội (cho mình); (v) đối với người thi hành công vụ; (vi) v khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; (vii) vì động cơ đê hèn; (viii) Làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ 01 đến 07 năm.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn bị (i) phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, (ii) cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung bài viết Phân tích Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 mà chúng tôi gửi đến bạn đọc.  Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi