Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khái niệm thâm niên là gì? Phụ cấp thâm niên 2024?
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7819 Lượt xem

Khái niệm thâm niên là gì? Phụ cấp thâm niên 2024?

Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác.

Thâm niên chính là thời gian mà người lao động hoạt động, công tác tại một cư, một ngành, một nghề nhất định.

Thâm niên được tính trong phụ cấp tiền lương của một số đối tượng nhất định được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Vậy thâm niên là gì? Phụ cấp thâm niên như thế nào sẽ được Luật Hoàng Phi hỗ trợ tư vấn, giải đáp thông qua nội dung bài viết sau đây.

Khái niệm thâm niên là gì?

Hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định về định nghĩa thâm niên. Tuy nhiên, thâm niên có thể được hiểu là khoảng thời gian (được tính theo đơn vị năm) làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó.

Thâm niên được sử dụng làm căn cứ tính phụ cấp cho người lao động thường là áp dụng trong khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, ngoài khối nhà nước, một số doanh nghiệp cũng sử dụng thâm niên để tính phụ cấp cho người lao động của đơn vị mình (nhưng không nhiều) và phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ phúc lợi của từng doanh nghiệp.

Phụ cấp thâm niên là gì?

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực cho người lao động làm việc, cống hiến hiệu quả hơn.

Do pháp luật không có nội dung đi sâu vào định nghĩa và giải thích khái niệm thâm niên là gì, vì thế trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về phụ cấp thâm niên.

Như đã nêu ở trên trong phần khái niệm thâm niên, thâm niên ở các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ phúc lợi của doanh nghiệp, tức là ý chí của người sử dụng lao động nên không phải doanh nghiệp nào người lao động cũng được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, ở cơ quan nhà nước tiền lương hàng tháng sẽ có thêm một khoản phụ cấp thâm niên. Cụ thể những đối tượng được tính phụ cấp thâm niên bao gồm:

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

– Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân Việt Nam.

– Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

– Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, viện kiểm sát, kiểm toán, thanh tra thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

Nhà giáo là một trong những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật.

CẬP NHẤT MỚI NHẤT

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Nghị định quy định rõ thời gian tính hưởng, thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức phụ cấp, cách tính phụ cấp thâm niên.

Theo đó, thời gian tính phụ cấp thâm niên gồm thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian tập sự; thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên. Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Đối với mức phụ cấp thâm niên, Nghị định này cũng quy định cụ thể: nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Các địa phương, cơ sở giáo dục công lập đã thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 1/7/2020 đến nay, thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định này.

Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định này.

Cách tính phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp năm 2024

=

Mức lương cơ sở

1..800.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp năm 2024

=

Mức lương năm 2024 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo năm 2024 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung năm 2024 (nếu có)

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Trên đây là nội dung bài viết thâm niên là gì? Mọi thắc mắc có liên quan Quý khách hàng có thể phản hồi với chúng tôi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi