Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mẫu Hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4074 Lượt xem

Mẫu Hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất 2024

Nhà ở nơi các cá nhân, gia đình sử dụng để sinh sống, sinh hoạt hằng ngày, khi có nhu cầu sửa chữa nhà ở, chủ của nhà ở có thể liên hệ với một bên khác để thực hiện công việc sửa chữa nhà ở theo yêu cầu.

Khi thực hiện sửa chữa nhà ở các chủ thể có thể thực hiện soạn thảo hợp đồng sửa chữa nhà ở, để đảm bảo các thỏa thuận của các bên một cách rõ ràng, cụ thể nhất, cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh xảy ra.

Vậy hợp đồng sửa chữa nhà ở là gì? Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất bao gồm nội dung gì? Hướng dẫn soạn hợp đồng sửa chữa nhà ở ra sao? Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng sửa chữa nhà ở hay không?

Đến với bài viết của Luật Hoàng Phi dưới đây để hiểu rõ hơn.

Hợp đồng sửa chữa nhà ở là gì?

Hợp đồng sửa chữa nhà ở là một loại hợp đồng dân sự, trong đó bao gồm sự thỏa thuận bằng văn bản của các bên liên quan thực hiện công việc sửa chữa nhà ở, bao gồm bên thực hiện công việc sửa chữa nhà ở và bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở.

Bên sửa chữa nhà ở sẽ thực hiện những công việc nhất định theo thỏa thuận, nhằm mục đích nhận được thù lao từ việc sửa chữa nhà ở từ bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở.

Hợp đồng sửa chữa nhà ở chưa được quy định và ban hành một mẫu thống nhất do vậy hợp đầu này chủ yếu do các bên tự thỏa thuận và giao kết.

Các chủ thể giao kết hợp đồng cần lưu ý nội dung và hình thức hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất?

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/09/200922.17.Mẫu-hợp-đồng-sửa-chữa-nhà-ở.doc”]

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:

– Thông tin của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.

– Nội dung hợp đồng.

– Thời gian thực hiện việc sửa chữa nhà ở.

– Ngày khởi công thực hiện sửa chữa.

– Hình thức hợp đồng.

– Phương thức thanh toán hợp đồng.

– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa.

– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.

– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở.

– Tiến độ thực hiện.

– Trường hợp chấm dứt hợp đồng.

– Các sự kiện bất khả kháng.

– Hiệu lực hợp đồng.

Hướng dẫn soạn hợp đồng sửa chữa nhà ở

Hợp đồng sửa chữa nhà ở càng được quy định cụ thể, chi tiết bấy nhiêu thì càng thuận lợi cho việc thực hiện, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan của các bên trong hợp đồng.

Các chủ thể có thể soạn thảo hợp đồng sửa chữa theo hướng dẫn của chúng tôi dưới đây:

– Nêu rõ các thông tin bên chủ nhà, hay bên có nhu cầu sửa nhà ( Viết tắt bên A):

+ Họ và tên chủ nhà, người đại diện.

+ Địa chỉ thường trú.

+ Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

– Thông tin bên nhận sửa nhà ( Bên B):

+ Tên đơn vị, tên người đại diện nhận sửa nhà.

+ Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ.

+ Mã số doanh nghiệp, mã số thuế.

+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email, fax.

+ Số tài khoản ngân hàng.

+ Người đại diện cho đơn vị, nhóm người, chức danh, địa chỉ cư trú.

– Nội dung hợp đồng: bao gồm thực hiện công việc sửa chữa nhà tại địa chỉ nào, sửa chữa phần nào, đáp ứng yêu cầu gì, vì dụ như tường nhà, sàn nhà, nhà vệ sinh, cửa nhà,…

– Thời gian thực hiện hợp đồng trong bao lâu, từ ngày nào đến ngày nào.

+ Ngày bắt đầu thực hiện sửa chữa nhà là khi nào, đến ngày nào thì hoàn thành.

– Hình thức hợp đồng là hợp đồng sửa chữa nhà ở.

– Phương thức thanh toán là tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán chia nhỏ thành các đợt hay 1 lần, mệnh giá là ngoại tệ hay VNĐ.

– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa: cần được quy định cụ thể theo thỏa thuận như: vật tư, thiết bị để sửa chữa nhà.

– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong: sẽ được bên chủ nhà theo dõi, giám sát, kiểm tra chất lượng sau khi thực hiện xong toàn bộ công đoạn sửa chữa hay 1 công đoạn nào đó trong sửa chữa.

Nhà ở được sửa chữa xong đảm bảo yêu cầu, được bảo hành trong thời gian như thế nào.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên ví dụ:

+ Bên A cung cấp đủ tài liệu, nội dung sửa chữa, kế hoạch, mục tiêu sửa chữa.

+ Yêu cầu bên B sửa lại cho phù hợp nội dung như đã thỏa thuận.

+ Thanh toán đủ số tiền cho bên B như đã thỏa thuận khi hoàn thành công việc .….

+ Bên B đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ.

+ Bên B đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận.

+ Bên B chịu các trách nhiệm phát sinh khi không thực hiện đúng hợp đồng.….

– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở:

+ Quy định khối lượng công việc cụ thể.

+ Nếu như bên A yêu cầu thêm bên B phải trả thêm chi phí như thế nào.

– Tiến độ thực hiện:

+ Quy định thời gian cụ thể thực hiện sửa chữa xong những phần nào.

+ Khi nào hoàn thiện công việc sửa chữa nhà ở.

– Trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ:

+ Khi cả hai bên đã thực hiện xong nghĩ vụ như thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Đơn phương chấm dứt hợp không khi nào.

+ Trách nhiệm bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Các sự kiện bất khả kháng ví dụ: động đất, bão lũ,… không tiến hành được công việc như đúng thời hạn đã thỏa thuận.

– Hiệu lực hợp đồng ví dụ:

+ Từ ngày ký kết hợp đồng.

+ Nêu rõ ngày có hiệu lực.

Hợp đồng sửa chữa nhà ở có cần công chứng?

– Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng sửa chữa nhà ở không phải bắt buộc công chứng mới phát sinh hiệu lực.

– Tuy nhiên việc thực hiện công chứng hợp đồng sửa chữa nhà ở mang lại những lợi ích như sau:

+ Khi thực hiện công chứng hợp đồng sửa chữa nhà ở thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên.

 + Là cơ sở để yêu cầu Tòa án giải quyết khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, yêu cầu các bên khác giải quyết theo thỏa thuận.

+ Các tình tiết, nội dung trong hợp đồng sửa chữa nhà ở được công chứng sẽ có giá trị làm chứng cứ trước tòa, trừ trường hợp hợp đồng bị tòa tuyên bố là vô hiệu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hợp đồng sửa chữa nhà ở, nếu còn những thắc mắc hãy liên hệ đến Luật Hoàng Phi qua Tổng đài tư vấn 19006557, email lienhe@luathoangphi.vn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi