Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Đất quy hoạch có được thế chấp không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1784 Lượt xem

Đất quy hoạch có được thế chấp không?

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Hiện nay, không ít trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc diện quy hoạch muốn thế chấp nhưng không biết rằng có được phép không? Để giúp quý độc giả nắm rõ được các quy định của pháp luật về vấn đề này, qua bài viết “Đất quy hoạch có được thế chấp không?” Chúng tôi xin gửi tới độc giả những thông tin:

Quy hoạch sử dụng đất là gì?

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Đất quy hoạch là gì?

Đất quy hoạch (hay còn gọi là đất dự án) là đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, được phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

Hiện nay, các địa phương thường quy hoạch hoạch đất đai phổ biến dưới dạng như là: quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường bộ, quy hoạch xây dựng đường sắt, v.v…

Ở mỗi địa phương đều có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất dựa trên quỹ đất, tình hình sử dụng đất thực tế ở địa phương. Kế hoạch sử dụng đất cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ để đảm bảo phù hợp nhất cho sự phát triển.

Thế chấp đất là gì?

Thế chấp đất là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Định nghĩa về căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều kiện để được thế chấp đất

Trước khi đi vào nội dung đất quy hoạch có được thế chấp không? chúng tôi sẽ giới thiệu điều kiện để được thế chấp đất, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm 2013, điều kiện để đất được thế chấp như sau:

Thứ nhất: Người sử dụng đất được thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Thứ hai: Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất khi thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của luật này.

Thứ ba: Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Đất quy hoạch có được thế chấp không?

Để trả lời cho thắc mắc đất quy hoạch có được thế chấp không?, mời quý vị tham khảo tiếp nội dung dưới đây:

Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 49 Luật đất đai năm 2013, đất thuộc diện quy hoạch vẫn có thể được thế chấp quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau:

Thứ nhất: Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, nếu đất đã trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử đất hằng năm, hay đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nhưng người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch, hay đất chưa thu hồi đất thì vẫn được thế chấp và bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm  2013.

Thủ tục vay thế chấp đất quy hoạch

Việc vay thế chấp đất quy hoạch hiện nay tại các ngân hàng được thực hiện khá chặt chẽ. Các cá nhân, hộ gia đình cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin về lô đất của mình và chuẩn bị hồ sơ chi tiết, đầy đủ mới có thể vay vốn.

Hồ sơ vay vốn thế chấp đất quy hoạch gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị vay vốn (theo mẫu có sẵn của ngân hàng)

– Giấy tờ chứng minh nhân thân như: hộ khẩu, giấy chứng nhận tạm trú, hộ chiếu, Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân

– Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo cho khoản vay là hợp pháp và không có tranh chấp xảy ra.

– Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của bên vay

– Giấy tờ ghi thông tin về mục đích sử dụng vốn vay

– Thông tin đất bị quy hoạch (nếu có)

– Các giấy tờ khác theo quy định của bên cho vay.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi