Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hợp đồng epc là gì? Mẫu Hợp đồng epc mới nhất 2025
  • Thứ ba, 07/01/2025 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3505 Lượt xem

Hợp đồng epc là gì? Mẫu Hợp đồng epc mới nhất 2025

Hợp đồng epc là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Chủ đầu tư với nhà thầu để thực hiện các công việc của một dự án để đưa công trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ.

Thời gian gần đây, một số dự án đầu tư xây dựng được triển khai đồng bộ theo hình thức hợp đồng EPC. Có lẽ với những người hiểu biết chuyên môn thì cụm từ hợp đồng EPC không quá xa lạ bởi nó là tích hợp của Hợp đồng Thiết kế – Cung ứng vật tư thiết bị – Xây lắp để qua đó đưa công trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ, hoàn chỉnh.

Song với những người chưa có kiến thức chuyên môn thì hợp đồng này thực sự quá xa lạ? Vậy hợp đồng epc là gì? Những ưu điểm của hợp đồng này ra sao? Và cách soạn thảo hợp đồng này như thế nào?

Nếu Khách hàng cũng đang có những câu hỏi như trên thì Luật Hoàng Phi sẽ mang đến câu trả lời ngay dưới đây.

Hợp đồng epc là gì?

EPC được viết tắt từ: Engineering – Procurement of goods – Construction. Đây chính là cụm từ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và khi nhắc đến EPC sẽ khiến người ta nhắc đến các công việc về tư vấn xây dựng, vật tư xây dựng và thi công lắp đặt xây dựng.

Từ khái niệm của EPC chúng ta có thể đưa ra câu trả lời về hợp đồng EPC là gì? Hợp đồng EPC hay còn gọi với tên gọi khác là hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công công trình xây dựng.

Đây là một loại hợp đồng dân sự trong đầu tư xây dựng, trong đó thỏa thuận bằng văn bản về các công việc mà chủ đầu tư ký với chủ thầu về các công việc thiết kế – cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình.

Lưu ý: Hợp đồng EPC chỉ áp dụng đối với những gói thầu xây dựng, dự án cần rút ngắn thời gian thực hiện hoặc với những dự án, gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ cần phải đảm bảo tính đồng bộ trong 03 khâu đó là thiết kế, cung cấp vật tư, thi công đến khâu đào tạo vận hành và chuyển giao công trình.

>>>>> Tham khảo: Hợp đồng dịch vụ

Ưu điểm của hợp đồng epc

Việc áp dụng EPC vào quản lý xây dựng giúp khắc phục được nhiều nhược điểm với chủ đầu tư lẫn nhà thầu. Đối với chủ đầu tư thì việc áp dụng hình thức hợp đồng EPC sẽ cho phép nhà đầu tư tận dụng được tối đa trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của mình.

Còn nhà thầu thì sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án hoàn chỉnh, từ giai đoạn đầu tiên là việc thiết kế, mua sắm, xây lắp đến việc chạy thử dự án và kết thúc khi bàn giao công trình cho chủ đầu tư để vận hành.

Như vậy thực hiện hợp đồng theo mô hình EPC tạo điều kiện cho nhà thầu trở nên chủ động trong việc kiểm tra công việc, giúp đảm bảo tiến độ hợp đồng mà không bị phụ thuộc và sự giám sát từ chủ đầu tư.

Đồng thời qua đó vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn linh hoạt kết hợp được các khâu công việc trong quá trình thi công công trình xây dựng.

Mẫu hợp đồng epc mới nhất

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/07/HỢP-ĐỒNG-EPC.doc”]

Trong Thông tư số 30 năm 2016 ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng có hướng dẫn hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và kèm theo là mẫu hợp đồng.

Hợp đồng epc cần đảm bảo các nội dung về:

+ Quốc hiệu tiêu ngữ cùng ngày tháng năm thực hiện hợp đồng.

+ Tên dự án hoặc gói thầu giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

+ Căn cứ cho việc ký kết hợp đồng.

+ Các điều khoản và điều kiện thực hiện hợp đồng bao gồm: Thông tin của chủ đầu tư và nhà thầu; hồ sơ hợp đồng; phạm vi công việc; yêu cầu với các công việc cụ thể; thời gian thực hiện tiến độ công việc; giá hợp đồng….

Lưu ý: Vì trong mẫu hợp đồng EPC theo hướng dẫn của Bộ xây dựng là khá dài, nên Khách hàng để tìm hiểu kỹ hơn có thể tham khảo Thông tư số 30/2016/TT-BXD để hiểu chi tiết nhất.

>>>>> Tham khảo: Hợp đồng kinh tế

Hướng dẫn soạn hợp đồng epc

Việc soạn thảo hợp đồng EPC khách hàng cần chú ý một số nội dung về:

+ Căn cứ cho việc ký kết hợp đồng EPC cần dựa trên các căn cứ pháp luật và căn cứ theo các kết quả lựa chọn nhà thầu.

Ví dụ: Với căn cứ pháp luật để ký kết hợp đồng EPC cần dựa trên:

Căn cứ Luật Xây dựng số 50 năm 2014 được ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 37 năm 2015 ban hành ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 07 năm 2016 ban hành ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 30 năm 2016 ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hướng dẫn hợp đồng EPC;

+ Thông tin nhà thầu, chủ đầu tư cần chính xác, cụ thể tránh trường hợp có sai xót trong ghi thông tin.

+ Phạm vi công việc cần ghi đầy đủ, các nội dung công việc cần thực hiện, hoặc các yêu cầu đặt ra mà bên nhà thầu cần thực hiện là những gì?

+ Thời gian bắt đầu tiến độ và thời hạn hoàn thành công việc cũng cần nêu các mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ: Nhà thầu sẽ bắt đầu thực hiện công việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công công trình ngay sau ngày hợp đồng có hiệu lực và hoàn thành toàn bộ công việc trước ngày 15/03/2025 hoặc thời hạn hoàn thành được điều chỉnh theo đúng tiến độ thực hiện hợp đồng và được chủ đầu tư đồng ý.

+ Bồi thường thiệt hại thì khách hàng chú ý trong nội dung này là ngoài mức phạt do vi phạm hợp đồng theo quy định giữa 02 bên về Phạt do vi phạm hợp đồng thì các bên còn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng được quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ở điều số 43.

+ Cam kết thực hiện đúng những điều khoản, nội dung đã quy định trong hợp đồng và hiệu lực hợp đồng có hiệu lực từ ngày bao nhiêu phải ghi rõ mốc thời gian cùng chữ ký, đóng dấu của hai bên tham gia hợp đồng.

Đây là những tư vấn của chúng tôi trong việc giải đáp thắc mắc về Hợp đồng EPC là gì cùng việc hướng dẫn khách hàng soạn thảo hợp đồng. Với nội dung bài viết mà chúng tôi biên soạn, Khách hàng có gì thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sổ tạm trú có đăng ký xe máy được không?

Khi đi đăng ký xe, chủ xe Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực...

Tư vấn lấy chồng công an xét lý lịch như thế nào qua tổng đài 1900 6557

Nếu muốn kết hôn với người trong ngành công an thì công dân cần phải nắm bắt được những điều kiện kết hôn cũng như quy định về xét lý...

Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp CIC có chính sách cung cấp thông tin...

Dùng di sản thừa kế để thanh toán chi phí hợp lý cho việc mai táng là gì?

Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để...

Ngành nghề kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

Những cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên, hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,... không cần phải đăng ký kinh doanh theo như quy định pháp...

Xem thêm