Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Hồi tố là gì? Các trường hợp không áp dụng hồi tố?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7317 Lượt xem

Hồi tố là gì? Các trường hợp không áp dụng hồi tố?

Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật, về nguyên tắc thì những hành vi, những quan hệ xã diễn ra trong thời gian nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời gian đó.

Trong cuộc sống hằng ngày, khi theo dõi tin tức trên sách báo cũng như trên truyền hình, chúng ta thường nghe nhiều về hồi tố. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Hồi tố là gì?.

Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.

Hồi tố là gì?

Hồi tố là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực pháp lý và kế toán, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, không có khái niệm cụ thể hồi tố là gì. Theo tử điển Tiếng Việt, “hồi tố” mang ý nghĩa là trở về trước. Như vậy, có thể hiểu khái quát, hồi tố là trở về trước.

Hồi tố là gì trong lĩnh vực pháp lý?

Trong lĩnh vực pháp lý, hồi tố được hiểu là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật, về nguyên tắc thì những hành vi, những quan hệ xã diễn ra trong thời gian nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời gian đó.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì mục đích nhân đạo mà quy định của pháp luật có hiệu lực hồi tố (còn gọi là hiệu lực trở về trước). Cụ thể Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật như sau:

1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.

2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.

Hồi tố là gì trong lĩnh vực kế toán?

Hồi tố trong lĩnh vực kế toán là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra; áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách đó.

Định nghĩa trên căn cứ theo chuẩn mực 29 tại Quyết định 12/2005/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 15/02/2005 về việc Ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4).
Hồi tố trong lĩnh vực kế toán được áp dụng trong 3 trường hợp sau:

– Thay đổi chính sách kế toán: Là việc điều chỉnh các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

– Thay đổi ước tính kế toán: Là việc điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hoặc giá trị tiêu hao định kỳ của tài sản được tạo ra từ việc đánh giá tình trạng hiện thời và lợi ích kinh tế trong tương lai cũng như nghĩa vụ liên quan đến tài sản và nợ phải trả đó. Những thay đổi trong ước tính kế toán do có các thông tin mới không phải là sửa chữa các sai sót.

– Sai sót kế toán.

Hiệu lực hồi tố trong pháp luật hình sự

Sau khi tìm hiểu một số định nghĩa liên quan đến hồi tố là gì?, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu thêm tới quý vị về hiệu lực hồi tố trong pháp luật hình sự.

Dù trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 không hề có quy định tường minh thế nào là hồi tố. Tuy nhiên, tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian như sau:

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hình sự áp dụng hiệu lực hồi tố (hay hiệu lực trở về trước) trong trường hợp có lợi cho người phạm tội (theo khoản 3 nêu trên), tạo điều kiện cho người phạm tội cải tạo và hoàn lương.

Hiệu lực hồi tố trong pháp luật dân sự

Dù trong pháp luật dân sự không có quy định tường minh thế nào là hồi tố. Tuy nhiên, tại Điều 1 Nghị Quyết 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự có quy định:

Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):

1. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;

2. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;

3. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;

4. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật này;

5. Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết;

6. Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường.

Như vậy, đối với những trường hợp trên, hiệu lực hối tố (hay hiệu lực trở về trước) của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được áp dụng.

Những trường hợp không áp dụng hồi tố

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không áp dụng hồi tố trong các trường hợp sau:

– Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý

Theo Điều 2- Bộ luật hình sự, chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 7 – Bộ luật hình sự thì điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện.

Ví dụ:  Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 cho nên mọi hành vi phạm tội xảy ra từ ngày 01/01/2018 trở về sau đều bị xử lí theo quy định pháp luật hiện hành.Đối với những hành vi nào mà Bộ luật hình sự trước đó không quy định là tội phạm thì không được phép đưa ra truy tố xét xử.

– Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn

Mục đích của việc không áp dụng nguyên tắc hồi tố là tránh tình trạng “ex post facto” nhằm đặt bị cáo vào tình thế bất lợi.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế

Như đã nói ở trên, do việc áp dụng nguyên tắc hồi tố, bất hồi tố chỉ được áp dụng trong pháp luật hình sự. Vì vậy, những chủ thể trên không có đủ thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng nguyên tắc trên.

Trường hợp nào áp dụng hiệu lực hồi tố?

Vì những lý do nhân đạo mà những quy định của pháp luật hiện hành khoan hồng hơn, có lợi hơn với người phạm tội so với luật cũ. Đồng thời do sự cần thiết bảo vệ lợi ích Nhà nước của xã hội và lợi ích của công dân thì được phép áp dụng hiệu lực hồi tố.

Cụ thể, trong trường hợp luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi liên quan đến Hồi tố là gì? và các nội dung liên quan đến hồi tố.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi