Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17795 Lượt xem

Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại?

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc, được áp dụng nhiều lần trong một khu vực địa giới hành chính hoặc phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo nội dung, trình tự theo luật định.

Văn bản pháp luật là một khái niệm không còn quá xa lạ gì với người Việt Nam. Tuy nhiên, trong văn bản pháp luật lại bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau, một trong số đó là văn bản quy phạm pháp luật. Hiện tại, khái niệm của loại văn bản này mọi người vẫn chưa hiểu rõ một cách đầy đủ và chính xác.

Chính vì lý do này, Luật Hoàng Phi sẽ giúp quý khách hàng hiểu một cách chuẩn chỉnh như thế nào là Văn bản quy phạm pháp luật cũng như Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc, được áp dụng nhiều lần trong một khu vực địa giới hành chính hoặc phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo nội dung, trình tự theo luật định.

Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại?

Với câu hỏi Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại? Luật Hoàng Phi Căn cứ theo điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm;

– Các loại văn bản do Quốc hội ban hành gồm 03 loại: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết.

– Các loại văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành gồm 03 loại: Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Các loại văn bản do Chủ tịch nước ban hành gồm 02 loại: Lệnh, Quyết định.

– Các loại văn bản do Chính phủ ban hành gồm 02 loại: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm 01 loại là Quyết định.

– 01 loại văn bản do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành là Nghị quyết.

– 01 loại văn bản là Thông tư do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

– 01 loại văn bản viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành là thông tư.

– 01 loại do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành là thông tư.

– Văn bản ban hành phối hợp giữa chánh an Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại là thông tư liên tịch.

– Văn bản phối hợp giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại văn bản là thông tư liên tịch.

– 01 loại Văn bản quy phạm do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành là Quyết định.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

– Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật.

– Văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp huyện là Nghị quyết.

– 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành là Quyết định.

– Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp,cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:

– Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đông nhân dân các cấp.

– Cơ quan hành chính: Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.

– Cơ quan tư pháp: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Cơ quan do Quốc hội thành lập: Tổng kiểm toán nhà nước

Các cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ bao gồm văn bản do các Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sau ban hành: Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Tuy nhiên, không phải văn bản nào do Chính phủ ban hành cũng là văn bản quy phạm pháp luật, mặc dù, những văn bản này vẫn chứa đựng các tính chất pháp lý. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP thì một số quyết định của thủ tướng Chính phủ không phải là Văn bản quy phạm pháp luật:

1/ Các quyết định liên quan đến phê duyệt chiến lực, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án.

2/ Chỉ tiêu kinh tế.

3/ Thành lập trường đại học, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ mà chính phủ giao gồm ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban.

4/ các quyết định Khen thưởng, kỷ luật, điều động.

5/ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp nhận đơn thư từ chức, tạm đình chỉ công tác.

Chủ tịch nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

Theo quy định tại Điều 17 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chủ tịch nước có quyền ban hành Lệnh và Quyết định. Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định để quy định:

– Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.

– Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại? Mọi thông tin thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp số 1900 6557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi