Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 807 Lượt xem

Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không?

Các hình thức đánh bạc trái phép thường gặp có thể kể đến như: lô đề, đánh bài tú lơ khơ ăn tiền, xóc đĩa, cá độ bóng đá ăn tiền,… Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không?

Đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật đã và đang xảy ra phổ biến. Xung quanh những người chơi đánh bạc có trường hợp người xem đánh bạc. Vậy Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Đánh bạc là gì?

Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào; với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước; có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện; không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Các hình thức đánh bạc trái phép thường gặp; có thể kể đến như: lô đề, đánh bài tú lơ khơ ăn tiền, xóc đĩa, cá độ bóng đá ăn tiền,…

Quý vị cần lưu ý, đánh bạc khác với chơi trò chơi ở các địa điểm kinh doanh casino theo quy định pháp luật. Hiện nay, Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ có quy định về kinh doanh casino. Theo đó, tại Việt Nam có một số Casino đã được phép đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, việc cho phép người Việt Nam chơi tại điểm kinh doanh casino hiện nay chỉ có quy định thí điểm. Theo đó, cơ sở kinh doanh và người tham gia cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP. Nếu không đảm bảo các điều kiện này, thì hành vi kinh doanh và tham gia chơi tại casino được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Hậu quả pháp lý của việc tham gia chơi đánh bạc trái phép là người chơi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi. Nội dung này chúng tôi sẽ chia sẻ trong mục tiếp theo của bài viết Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không? Mời Quý vị tiếp tục theo dõi.

Đánh bạc bị xử lý như thế nào?

Thứ nhất: Dưới góc độ hành chính

Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Thứ hai: Dưới góc độ hình sự

Điều 321 Bộ luật hình sự quy định về Tội đánh bạc như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không?

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy, ngồi xem đánh bạc không phải là hành vi đánh bạc trái phép bị xử về hình sự. Nói cách khác với câu hỏi ngồi xem đánh bạc có phạm tội không? chúng tôi xin làm rõ là không.

Tuy nhiên, thực tế, trong một vụ đánh bạc, để chứng minh chỉ xem, không tham gia đánh bạc không hề đơn giản. Do đó, để tránh dính líu đến vụ việc, Quý vị không nên ngồi xem đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào.

Mặt khác, nếu người ngồi xem đánh bạc có những hành vi khác có thể bị xem xét về tội đánh bạc hoặc các tội phạm tương ứng với hành vi đó.

Ví dụ:

– Người ngồi xem đánh bạc, đồng thời nghe ngóng tình hình ở ngoài để kịp thời phát hiện, thông báo đến những con bạc có hành vi giúp sức cho người phạm tội đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm do là đồng phạm trong tội đánh bạc.

– Người ngồi xem đánh bạc và cho người đánh bạc vay tiền để chơi bạc có hành vi giúp sức người này về mặt vật chất để thực hiện tội đánh bạc, do đó có thể bị truy cứu trách nhiệm do là đồng phạm trong tội đánh bạc.

– Người ngồi xem đánh bạc đồng thời là người tạo địa điểm cho việc đánh bạc để thu lời có hành vi của tội tổ chức đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Chắc hẳn qua những thông tin Công ty Luật Hoàng Phi chia sẻ trên đây, Quý vị đã có cho mình câu trả lời với câu hỏi Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không? Trường hợp cần hỗ trợ thêm về các nội dung có liên quan đến tội đánh bạc, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được tư vấn, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi