Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Mẫu Hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh năm 2024
  • Thứ hai, 19/02/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 6380 Lượt xem

Mẫu Hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Doanh nghiệp chỉ phải nộp đến phòng đăng ký kinh doanh và đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh như nộp các khoản thuế còn nợ, kê khai các giấy tờ về thuế theo hàng tháng, quý.

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, khi dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đang “lao đao”. Nhiều công ty phải chấp nhận lựa chọn hình thức giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên luật hiện hành quy định một phương thức tối ưu hơn cho doanh nghiệp là tạm ngừng kinh doanh.

Chính vì lý do này, Luật Hoàng Phi xin giới thiệu đến quý khách hàng về Mẫu hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh 2024 nhằm giúp các doanh nghiệp đã và đang có ý định tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh công ty là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định theo quy định pháp luật. Tạm ngừng kinh doanh có thể xuất phát từ nhu cầu của bản thân doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước:

Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:

– Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa?

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Và thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Tạm ngừng kinh doanh không thông báo xử lý như thế nào?

Như đã chia sẻ trên đây, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thông báo này, doanh nghiệp bị xử phạt theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

[…] c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

[…] 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

[…] b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Mẫu hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh 2024 bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:

1/ Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

2/ Quyết định tạm ngừng kinh doanh:

– Trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên do hội đồng thành viên quyết định;

– Trường hợp công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu công ty quyết định;

– Hội đồng quản trị ra quyết định trong trường hợp là công ty cổ phần;

– Trường hợp là công ty hợp danh thì do các thành viên hợp danh quyết định.

3/ Bản sao biên bản họp có công chứng tại phòng công chứng, chứng thực cơ quan có thẩm quyền:

– Biên bản họp của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần;

– Biên bản họp của thành viên hợp danh với công ty hợp danh.

4/ Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?

Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ sẽ được nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể tại phòng đăng ký kinh doanh nơi có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh đó.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh trước thời gian đã thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải có văn bản thông báo gửi đến phòng đăng ký kinh doanh trước khi tạm ngừng kinh doanh trong vòng 03 ngày.

Bên cạnh đó, khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh 01 năm đầu tiên thì công ty có trách nhiệm thông báo tiếp tục tạm ngừng kinh doanh gửi đến phòng đăng ký kinh doanh, kèm theo điều kiện là việc tạm ngừng kinh doanh tất cả các lần không quá 02 năm.

Ngoài ra, điểm mới so với quy định trước đây, khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải đồng thời nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Nhưng theo quy định mới chỉ phải nộp đến phòng đăng ký kinh doanh và đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh như nộp các khoản thuế còn nợ, kê khai các giấy tờ về thuế theo hàng tháng, quý, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và báo cáo tài chính.

Có nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng được không?

Hiện nay, tại Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2024 qua mạng. Sau đây Luật Hoàng Phi xin hướng dẫn đến quý khách hàng các bước để đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

Bước 1: Truy cập vào trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Bước 2: Thực hiện đăng nhập tài khoản.

Bước 3: Vào mục Dịch vụ công, sau đó tiếp tục chọn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

Bước 4: Vào phần đăng ký doanh nghiệp chọn phương thức nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh nhấn tiếp theo để tiếp tục.

Bước 5: Nhập các thông tin về doanh nghiệp Mã số doanh nghiệp, mã số nội bộ trong hệ thống tiếp tục nhấn vào ô tiếp theo

Bước 6: Chọn loại đăng ký thay đổi là tạm ngừng hoạt động

Bước 7: Kê khai các giấy tờ nộp qua mạng trong hộp chọn các giấy tờ nộp qua mạng điện tử.

Bước 8: Xác nhận các thông tin đăng ký

Bước 9: Trong phần khối dữ liệu chọn mục Tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trong ô thông tin tạm ngừng hoạt động kinh doanh ghi đầy đủ ngày bắt đầy và kết thức tạm ngừng; lý do tạm ngừng.

Bước 10: Chọn phần người liên hệ và thực hiện điền đầy đủ thông tin cá nhân của người đó

Bước 11: Trong phần văn bản đính kèm Chọn thông báo tạm ngừng kinh doanh chọn tệp có sẵn nhấn lưu tương tự thực hiện đối với các văn bản còn lại.

Bước 12: Lựa chọn phương thức ký số hay xác thực sau đó nhấn chuột vào phần xác nhận.

Bước 13: thực hiện bước thanh toán sau đó nhấn vào xác nhận đơn hàng

Sau khi hoàn tất các bước trên doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận điện tử trên danh sách thông báo.

Mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm 3 mẫu tài liêu như đã nêu ở trên:

1/ Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………….., ngày …. tháng năm ….

 

THÔNG BÁO

Về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố…………..

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………………………

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): …………….. Ngày cấp …./…/….. Nơi cấp: ……………..

1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh1:

a) Đi với doanh nghiệp:

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày….tháng….năm …… đến hết ngày….tháng….năm …….

Lý do tạm ngừng: ……………………………………………………………

Sau khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”.

b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày … tháng … năm … đến hết ngày … tháng … năm … đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:

Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa) ……………………… ………………………………..

Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ……………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế): ………………. Ngày cấp …/…/…. Nơi cấp: …………….

Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng kinh doanh địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

Tên chi nhánh: …………………………………………………………………….

Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ………………………………………

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế): …………………. Ngày cấp …./…./….. Nơi cấp: …………….

Lý do tạm ngừng: ……………………………………………………………………………

2. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo2:

a) Đi vi doanh nghiệp:

Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày … tháng….năm ……….

Lý do tiếp tục kinh doanh: ………………………………………………………………..

Sau khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau đây của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Đang hoạt động”:

□ Tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

□ Một hoặc một số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

– Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế): …………………. Ngày cấp …./…./….. Nơi cấp: …………….

b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày….tháng….năm…… đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:

Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): …………………….. …………………………………………….

Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ……………..

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): ………….Ngày cấp: ……./………/…….. Nơi cấp: …………………………

Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

Tên chi nhánh: ……………………………………………………………………………………

Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ………………………………………………

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ……….. Ngày cấp: …./ …./…… Nơi cấp: …………..

Lý do tiếp tục kinh doanh: …………………………………………………………

Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.

Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP/
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH
(Ký và ghi họ tên)3

Tải (Download) Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh

2/ Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh

Bản quyết định này do Doanh nghiệp trực tiếp soạn thảo, sau đây Luật Hoàng Phi xin giới thiệu Mẫu quyết định như sau:

– Bao gồm đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ; tên công ty; Số quyết định; địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên quyết định; Căn cứ pháp luật.

– Chủ thể ra quyết định: Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên; Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh

– Nội dung của quyết định: bao gồm các điều khoản quy định về thời hạn tạm ngừng kinh doanh; lý do tạm ngừng; người đại diện thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh; các chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định; hiệu lực của quyết định.

– Có chữ ký, đóng dấu của người đại diện công ty.

Luật Hoàng Phi xin cung cấp đến quý khách hàng mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên

CÔNG TY TNHH ABC

———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 01/QĐ – CT

                            Hà Nội, ngày     tháng      năm  2024

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v:  Tạm ngừng kinh doanh của công ty

—————–

CHỦ SỞ HỮU

CÔNG TY TNHH ABC

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020;

– Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;

– Căn cứ Điều lệ Công ty; .

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1Tạm ngừng kinh doanh của công ty như sau:

– Thời gian tạm ngừng: 12 tháng

– Thời điểm bắt đầu tạm ngừng: 01 tháng 01 năm 2024

– Thời điểm kết thúc: 31 tháng 12 năm 2024

– Lý do tạm ngừng: Do khả năng cạnh tranh yếu, doanh số thấp, cơ cấu tổ chức chưa ổn định nên cần tạm ngừng kinh doanh để có thời gian nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch phát triển kinh doanh mới và ổn định lại cơ cấu tổ chức

Điều 2: Điều khoản thi hành

– Người đại diện theo pháp luật của công ty và các thành viên liên quan có trách nhiệm

thực hiện quyết định này.

– Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

              CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

Nơi nhận:

– Phòng ĐKKD – Sở KH & ĐT Tp.Hà Nội

– Lưu./.

3/ Mẫu biên bản họp của công ty về tạm ngừng kinh doanh

Hiện pháp luật chưa thống nhất mẫu biên bản hợp về tạm ngừng kinh doanh, tuy nhiên, biên bản này thường gồm các nội dung:

– Có phần quốc hiệu, tiêu ngữ, và đầy đủ tên của công ty, số biên bản.

– Tên chủ đề của Biên bản họp, cụ thể là về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty.

– Thời gian, địa điểm xảy ra;

– Thành phần tham dự cuộc họp: các thành viên của công ty, các thành phần khác nếu có;

– Tên đầy đủ chủ tọa và thư ký cuộc họp;

– Nội dung của cuộc họp: đây là phần quan trọng được thực hiện bởi thư ký thông qua quan sát, ghi chép lại diễn biễn của cuộc họp các vấn đề được các bên trình bày, thảo luận và ý kiến phát biểu của các chủ thể tham gia.

– Có thể có thêm phần biểu quyết trong cuộc họp bao gồm phần trăm tán thành và không tán thành đối với vấn đề được thảo luận.

– Thời điểm kết thúc cuộc họp, nêu rõ kết luận về việc nhất trí và thông qua của các thành viên.

Quý vị tham khảo, tải Mẫu biên bản họp của công ty về tạm ngừng kinh doanh như sau:

TÊN DOANH NGHIỆP  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …/BB-HĐTVThành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024

BIÊN BẢN HỌP CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Về việc tạm ngừng kinh doanh

Công ty TNHH …, mã số doanh nghiệp: …, địa chỉ trụ sở chính: … … tiến hành họp Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh theo chương trình như sau:

– Thời gian bắt đầu: vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …

– Địa điểm họp: địa chỉ số … … …

– Thành phần tham dự:

  1. Ông/Bà … … … – Chủ tịch Hội đồng thành viên

Sở hữu phần vốn góp … đồng, chiếm tỷ lệ …% vốn điều lệ

Giấy chứng nhận phần vốn góp số …, cấp ngày … tháng … năm …

  1. Ông/Bà … … …  – thành viên

Sở hữu phần vốn góp … đồng, chiếm tỷ lệ …% vốn điều lệ

Giấy chứng nhận phần vốn góp số …, cấp ngày … tháng … năm …

  1. Ông/Bà … … …  – thành viên

Sở hữu phần vốn góp … đồng, chiếm tỷ lệ …% vốn điều lệ

Giấy chứng nhận phần vốn góp số …, cấp ngày … tháng … năm …

– Vắng mặt: 0

– Chủ tọa cuộc họp: Ông/Bà … … …

– Người ghi biên bản: Ông/Bà … … …

Ông/Bà … (chủ tọa cuộc họp) tuyên bố việc triệu tập họp Hội đồng thành viên, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty; số thành viên dự họp đạt 100% vốn điều lệ đủ điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên.

A. Nội dung cuộc họp:

Hội đồng thành viên lấy ý kiến của các thành viên dự họp về việc:

Tạm ngừng kinh doanh từ ngày   … / … / … đến ngày  … / … /….

Lý do tạm ngừng kinh doanh: … … …

B. Ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp:

– Hoàn toàn đồng ý với việc tạm ngừng kinh doanh tại mục A nêu trên.

C. Biểu quyết:

– Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ: … phiếu

– Tổng số phiếu biểu quyết không hợp lệ: … phiếu

– Tổng số phiếu tán thành: … phiếu

– Tổng số phiếu không tán thành: … phiếu

– Tổng số phiếu không có ý kiến: … phiếu

D. Hội đồng thành viên quyết định:

– Thông qua việc tạm ngừng kinh doanh tại mục A nêu trên với 100% tổng số phiếu biểu quyết tán thành.

– Giao cho ông/bà … (ghi tên người đại diện pháp luật) tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

Cuộc họp kết thúc vào lúc … giờ … phút cùng ngày.

Người ghi biên bản  
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ tọa cuộc họp  
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (Download) Mẫu biên bản họp của công ty về tạm ngừng kinh doanh

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2024 của Luật Hoàng Phi. Mọi ý kiến thắc mắc hoặc có vấn đề cần giải đáp xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi