Trang chủ Biểu Mẫu Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
  • Thứ tư, 15/11/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 2058 Lượt xem

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất

Trong quá trình hoạt động, khi đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp cần phải nêu rõ ngành, nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Khi doanh nghiệp có sự bổ sung về ngành, nghề đăng ký kinh doanh thì sẽ phải thực hiện thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vậy hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực hiện như thế nào? Bài viết sau sẽ tư vấn chi tiết vấn đề này.

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh thì cần phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Hiện nay chưa có khái niệm về bổ sung ngành nghề kinh doanh nhưng có thể hiểu bổ sung ngành nghề kinh doanh là việc doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để ghi nhận thêm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó doanh nghiệp cần nắm được những ngành nghề kinh doanh nào phù hợp theo quy định của pháp luật. Bổ sung ngành nghề kinh doanh hiện nay gồm bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện và bổ sung ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là các ngành nghề mà doanh nghiệp khi thực hiện việc đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề này phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của luật.

Điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh này sẽ được quy định cụ thế tại các luật, nghị định và các văn bản khác. Khi doanh nghiệp muốn tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh thì cần có hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm những gì?

Các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay tuy không được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thì vẫn phải nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Trước tiên doanh nghiệp cần phải xác định được việc bổ sung ngành nghề kinh doanh là bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải đáp ứng theo các quy định của ngành nghề đó.

Để bổ sung ngành nghề kinh doanh nghiệp cần chuẩn bị mã ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ đăng ký thêm.

Theo quy định khi bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung thông báo gồm:

– Thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh được thực hiện theo mẫu quy định tại thông tư 01/2021/TT-BKHDT;

– Tên và mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Tên ngành, nghề đăng ký doanh nghiệp đăng ký bổ sung;

– Họ và tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Kèm theo thông báo cần có quyết định và bản sao biên bản họp hội đồng thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của đại hội đồng cổ đông nếu là công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh nếu là công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thì cần phải sử dụng mẫu theo đúng quy định theo thông tư trên, tùy theo các loại hình công ty thì mẫu áp dụng sẽ khác nhau.

Bổ sung ngành nghề kinh doanh, gọi: 0981.378.999

Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, khi muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ theo quy định. Vấn đề nộp hồ sơ ở đâu và cách thức nộp luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Nội dung sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết vấn đề này.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như quy định ở trên thì doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo những cách thức sau đây:

– Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia

Trước tiên doanh nghiệp sẽ truy cập vào trang web dangkykinhdoanh.gov.vn để đăng ký trực tuyến và đăng nhập vào tài khoản.

Sau đó chọn vào phần đăng ký doanh nghiệp, chọn phần nộp hồ sơ và chọn tiếp theo, chọn phần thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, ấn phần mã số doanh nghiệp, chọn tìm kiếm để hiện ra tên doanh nghiệp.

Tiếp đó chọn phần thông báo thay đổi, chọn những văn bản sẽ nộp, chọn phần ngành nghề kinh doanh và ấn lần lượt các ngành nghề cần bổ sung. Khi đã chọn tất cả các ngành nghề cần bổ sung thì chọn lưu lại, điền thông tin vào phần người liên hệ.

Tuy nhiên khi thực hiện nộp hồ sơ theo hình thức này thì doanh nghiệp vẫn phải nộp bản giấy theo quy định.

– Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Ngoài hai cách thức trên thì doanh nghiệp có thể ủy quyền cho đơn vị thực hiện dịch vụ này. Cách thức này vừa tiết kiệm được thời gian cũng như hạn chế tối đa việc sửa đổi bổ sung hồ sơ dẫn đến kéo dài thời gian do đó được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Nhưng nộp hồ sơ theo cách này sẽ mất phí dịch vụ.

Như vậy khi bổ sung ngành, nghề kinh doanh thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách thức trên để tiến hành nộp hồ sơ.

Trong thời gian là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận ngành, nghề kinh doanh mới.

Chi phí bổ sung ngành nghề kinh doanh

Các Chi phí bổ sung ngành nghề kinh doanh bao gồm:

– Lệ phí phải nộp cho nhà nước

– Phí dành cho đơn vị dịch vụ thực hiện bổ sung ngành nghề cho quý khách.

Trong đó, phí phải nộp nhà nước bao gồm:

– 100.000đ lệ phí công bố về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh tại cổng thông tin quốc gia

– 1.000.000đ – 1.500.000 phí dịch vụ nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề và cấp giấy phép kinh doanh mới tại sở Kế Hoạch Đầu Tư do bên thứ 3 thay mặt doanh nghiệp của bạn thực hiện thủ tục, chi phí này sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ. 

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc bổ sung ngành nghề kinh doanh

Đầu tiên, khách hàng cần xác định việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là theo hướng bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh hay bớt đi ngành nghề kinh doanh. Trường hợp bổ sung thêm ngành nghề cần chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định thêm, trường hợp rút ngành nghề sẽ cần liệt kê ngành nghề cần rút trong hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Soạn hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh đầy đủ theo quy định

Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung thay đổi tới phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia để được thẩm định hồ sơ.

Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, chuyên viên sẽ yêu cầu doanh nghiệp sẽ phải bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Luật Hoàng Phi đảm bảo chất lượng số 1 toàn quốc

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề khác chưa đăng ký. Hiện nay, dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Luật Hoàng Phi đang rất được ưa chuộng vì những tiện ích mà dịch vụ mang lại. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin theo hướng dẫn, điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức tìm hiểu, đi lại và cả chi phí.

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh bao gồm các công việc như sau:

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, quy định về bổ sung ngành nghề kinh doanh;

– Tư vấn thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh;

– Soạn hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh;

– Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo dõi hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh;

– Nhận kết quả và bàn giao Giấy chứng nhận cho khách hàng.

Bài viết trên đã giải đáp được những vấn đề pháp luật về bổ sung ngành nghề kinh doanh, hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh và cách thức nộp hồ sơ.

Khi có thắc mắc cần hỗ trợ hay cần sử dụng dịch vụ quý khách hãy liên hệ cho Luật Hoàng Phi theo số điện thoại 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi