• Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10354 Lượt xem

Hệ số lương cao đẳng mầm non 2024

Hệ số lương cao đẳng mầm non là cách gọi của một số người về hệ số lương của giáo viên mầm non được đào tạo, có bằng tốt nghiệp cao đẳng. Tùy vào bằng cấp, chứng chỉ đi kèm, giáo viên mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non có thể được xếp hạng chức danh nghề nghiệp khác nhau

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ có những chia sẻ gửi đến Quý độc giả về hệ số lương cao đẳng mầm non. Mời Quý độc giả theo dõi:

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Trước khi đi vào tìm hiểu về Hệ số lương giáo viên mầm non được xác định theo mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Theo điều 2 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:

1/ Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26;

2/ Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25;

3/ Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24.

Mỗi chức danh nghề nghiệp trên có tiêu chuẩn khác nhau theo các điều 3, 4 và 5 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT.

Hệ số lương cao đẳng mầm non là gì?

Hệ số lương cao đẳng mầm non là cách gọi của một số người về hệ số lương của giáo viên mầm non được đào tạo, có bằng tốt nghiệp cao đẳng.

Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, theo điều 3, 4 và 5 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT:

– Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26:

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

– Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25:

+ Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.

– Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24:

+ Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.

Như vậy, tùy vào bằng cấp, chứng chỉ đi kèm, giáo viên mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non có thể được xếp hạng chức danh nghề nghiệp khác nhau

Hệ số lương giáo viên mầm non

Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định về Cách xếp lương giáo viên mầm non tại cơ sở công lập như sau:

1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối chiếu với theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì hệ số lương giáo viên mầm non nói chung, hệ số lương cao đẳng mầm non nói riêng như sau:

                                  Hệ số lương
Bậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Bậc 10
Hạng I4,004,344,685,025,365,706,046,38
Hạng II2,342,673,003,333,663,994,324,654,98
Hạng III2,102,412,723,033,343,653,964,274,584,89

Cách tính lương giáo viên mầm non

Lương giáo viên non làm việc tại các trường mầm non công lập hay viên chức làm việc tại các trường mầm non công lập được tính theo công thức:

Lương giáo viên mầm non = hệ số lương x lương cơ sở + phụ cấp (nếu có)

Dựa trên hệ số lương trên đây và mức lương cơ sở hiện nay (1.490.000 đồng), chúng tôi đưa ra bảng lương (chưa bao gồm phụ cấp) để Quý vị tham khảo như sau:

Bậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Bậc 10
Hạng IHệ số lương4,004,344,685,025,365,706,046,38
Mức lương (nghìn đồng)5.960,06.466,6 

6.973,2

 

7.479,87.986,48.493,08.999,6 

9.506,2

 

Hạng IIHệ số lương2,342,673,003,333,663,994,324,654,98
Mức lương (nghìn đồng)3.486,63.978,34.470,04.961,65.453,45.945,16.436,86.928,57.420,2
Hạng IIIHệ số lương2,102,412,723,033,343,653,964,274,584,89
Mức lương (nghìn đồng)3.129,03.590,94.052,84.514,74.976,65.438,55.900,46.362,36.824,47.286,1

Lưu ý: Các mức lương trên đây được áp dụng trước ngày 1/7/2023. Vào ngày 11/11/2022 vừa qua, thì Quốc hội đã tổ chức phiên họp thuộc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và tiến hành biểu quyết thông qua một số nội dung liên quan đến dự toán ngân sách nhà nước trong năm 2023 với gần 91% tổng số đại biểu Quốc hội tham dự tán thành. Theo đó, Quốc hội đã chính thức thông qua việc áp dụng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023. Theo đó, lương cơ sở sẽ được tăng từ 1.490.000 đồng tháng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023. Như vậy, năm 2024 thì mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.8 triệu đồng/tháng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi