Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi nào? Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Thứ năm, 22/09/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1295 Lượt xem

Hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi nào? Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Một trong những ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả đó là vụ án nổi tiếng của ông Lê Phong Linh. Đối tượng bị xâm phạm là hình tượng bốn nhân vật gắn liền với tuổi thơ: Tí, Sửu, Dần, Mẹo.

Hiện nay, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất nhiều, trong đó gần như là phổ biến nhất là quyền tác giả. Nhiều chủ sở hữu sáng tác các tác phẩm của mình nhưng lại không biết quyền của tác giả có những gì. Từ đó, họ không biết quyền của bản thân có bị xâm phạm hay không? Hãy cùng Luật Hoàng Phi thông qua bài viết tìm hiểu hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi nào? Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Một số thông tin về quyền tác giả

Quyền tác giả

Cùng tìm hiểu khái niệm quyền tác giả trước khi tìm hiểu hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi nào? Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả.Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đối tượng của quyền tác giả

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

+ Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

Đối tượng không thuộc quyền tác giả:

+ Tin tức thời sự thuần túy đưa tin,

+ Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

+ Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Căn cứ phát sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký

Lưu ý: Cơ quan quản lý về quyền tác giả và quyền liên quan là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tác phẩm được bảo hộ theo quy định pháp luật

+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

+ Tác phẩm báo chí;

+ Tác phẩm âm nhạc;

+ Tác phẩm sân khấu;

+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

+ Tác phẩm nhiếp ảnh;

+ Tác phẩm kiến trúc;

+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi nào?

Cùng tìm hiểu xem hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi nào khi căn cứ vào đối tượng của quyền tác giả:

+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

+ Mạo danh tác giả.

+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

+ Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

+ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân. Hoặc trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Trừ trường hợp Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

+ Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT

+ Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

+ Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

+ Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

+ Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

+ Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Một trong những ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả đó là vụ án nổi tiếng của ông Lê Phong Linh. Đối tượng bị xâm phạm là hình tượng bốn nhân vật gắn liền với tuổi thơ: Tí, Sửu, Dần, Mẹo.

Một hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng không kém nổi tiếng, đó là vụ tranh chấp tác phẩm “Việt Thi sử hùng ca”. Ông Trần Trí Trung đã đã xâm phạm quyền tác giả của ông Hồ Thanh Bửu. Cuối cùng, ông Trung buộc phải chấm dứt hành vi xuất bản, tái bản, lưu hành bằng mọi hình thức tập thơ.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi nào? Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi tại số điện thoại : 0981378999 hoặc gọi tới Hotline: 19006557 – 02462852839 – 02873090686.

>>>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi