Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Hành vi hăm dọa người khác có phạm tội?
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7427 Lượt xem

Hành vi hăm dọa người khác có phạm tội?

Đe dọa là Hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.

Thực tế hiện nay có nhiều người không may bị kẻ khác có hành vi hăm dọa, làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống. Do đó mà câu hỏi được đặt ra là Hành vi hăm dọa người khác có phạm tội?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp vấn đề này thông qua bài viết Hành vi hăm dọa người khác có phạm tội?

Hăm dọa là gì?

Hăm họa hay còn được dùng với từ phổ biến hơn là đe dọa. Đe dọa là Hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.

Người thực hiện hành vi đe dọa thường dùng các cách thức khác nhau. Có thể là dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản… Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư, qua điện thoại… Các đòi hỏi của kẻ đe dọa có thể là đòi giao tài sản, đòi cho được giao cấu…

Hành vi hăm dọa người khác có phạm tội?

Hành vi đe dọa có phạm tội không là một câu hỏi khá rộng, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này như sau:

– Hành vi hăm dọa người khác có thể bị xử phạt hành chính

Hành vi hăm dọa người khác được biểu hiện bằng các hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà chưa có những dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

+ Đối với người thi hành công vụ: 

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ (điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);

+ Đối với thành viên trong gia đình:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

(Căn cứ Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Đối với các trường hợp khác:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. (Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Hành vi hăm dọa người khác có thể bị xử lý hình sự

Căn cứ điều 8 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Hành vi hăm dọa người khác có phải là phạm tội không cần căn cứ vào các cấu thành tội phạm của hành vi, bao gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể thực hiện.

Theo quy định tại điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người:

+ Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

+ Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe dọa. Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa. Số lần đe dọa và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe dọa.

+ Mặt khách quan: Có hành vi làm cho người bị đe dọa biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm

+ Chủ thể: Chủ thể của tội đe dọa giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Làm gì khi bị hăm dọa?

Khi không may bị hăm dọa, làm ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của mình bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an có thẩm quyền hoặc có thể khởi kiện dân sự vì người đó có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của bạn. Cùng với đó bạn yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hăm dọa này gây ra đối với bạn.

Lưu ý rằng, khi thực hiện việc tố cáo hoặc khởi kiện người có hành vi hăm dọa mình bạn cần có đầy đủ chứng cứ chứng minh các hành vi bị đe dọa, những tổn thất mà bạn phải gánh chịu.

Trên đây là nội dung bài viết về Hành vi hăm dọa người khác có phạm tội? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định Bộ luật hình sự

Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi làm cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự không thể thực hiện được hoặc là gây ra sự khó khăn chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công...

Tịch thu tài sản là gì theo quy định Bộ luật hình sự?

Theo Bộ luật hình sự năm 2015, Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà...

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Bộ luật hình sự mới nhất

Tàng trữ hàng cấm, được hiểu là hành vi cất giữ hàng cấm bằng bất kỳ hình thức nào. Vận chuyển hàng cấm, được hiểu là việc đưa (di chuyển) hàng cấm từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ hình thức...

Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án như thế nào?

Điều 107 BLHS quy định về những trường hợp không có án tích và hình thức, điều kiện được xóa án tích cho người dưới 18 tuổi bị kết...

Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?

Tội sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung mà cơ quan có thẩm quyền cho...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi