• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2916 Lượt xem

Giỗ tổ 10/3 được nghỉ mấy ngày?

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, người lao động được nghỉ ngày giỗ Tổ Hùng Vương theo quy định của pháp luật

Những ngày nghỉ trong quá trình làm việc của người lao động, luôn là những ngày được người lao động mong đợi và quan tâm. Vậy giỗ tổ 10/3 được nghỉ mấy ngày? Nếu người sử dụng lao động ép buộc người lao động đi làm trong ngày 10/3 sẽ bị xử lý như thế nào? Hay mức lương mà người lao động được trả là bao nhiêu khi đi làm ngày 10/3.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan tới giỗ tổ 10/3 (Giỗ Tổ Hùng Vương).

Giỗ Tổ 10/3 là ngày gì?

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 03 (âm lịch) hàng năm tại Đền Hùng – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

– Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

– Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Quy định của pháp luật về giỗ Tổ 10/3, giổ Tổ 10/3 được nghỉ mấy ngày?

Căn cứ quy định tại Điều 112 – Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể như sau:

“Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1.Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2.Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 – Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3.Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.”

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 111 – Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

“3. Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”

Như vậy, nếu ngày nghỉ ngày lễ, Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

Lịch nghỉ 10/3/2021

Vậy giỗ Tổ 10/3 được nghỉ mấy ngày? Lịch giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021 rơi vào thứ tư (21/04/2021 dương lịch). Do đó, năm nay người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày duy nhất mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần.

Mức phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời gian làm việc

Căn cứ quy định tại Điều 17 – Nghị định số 28/2020/ND-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:

“Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

3.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

4.Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 của Bộ Luật Lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 60.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Tiền lương nếu người lao động làm ngày giỗ Tổ 10/3

Quy định tại Điều 98 – Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1.Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thưởng, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ đó hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2.Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3.Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 ĐIều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Đối với người lao động phải đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì người lao động sẽ được trả lương tối thiểu bằng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường nếu làm việc ban ngày. Trường hợp làm đêm trong ngày Giỗ tổ thì tổng tiền lương mà người lao động nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Như vậy, Giỗ tổ 10/3 được nghỉ mấy ngày? Mùng 10/03 năm 2021 được nghỉ 01 ngày và trên đây là những kiến thức về việc xử phạt cũng như cách tính lương đối với những người lao động làm việc vào ngày mùng 10 tháng 3.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi