Giấy khai sinh không có tên cha, con có bị thiệt thòi gì không?
Thông thường, giấy khai sinh của mỗi người sẽ ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của cá nhân, thông tin cha, mẹ. Tuy nhiên, vì một số lý do dẫn đến nhiều trẻ Giấy khai sinh không có thông tin về cha.
Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng mà mỗi người phải có. Trong giấy khai sinh sẽ điền các thông tin cơ bản về cá nhân của mỗi người trong đó có của cả cha, mẹ. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà nhiều người không ghi tên cha trong Giấy khai sinh. Lúc này đặt ra vấn đề đó là Giấy khai sinh không có tên cha, con có bị thiệt thòi gì không? để tìm hiểu và giải đáp cho thắc mắc này hãy cùng theo dõi thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Giấy khai sinh là gì?
Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về giấy khai sinh như sau:
Theo đó, nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 gồm:
+ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
+ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
+ Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:
“ 1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Trường hợp không ghi tên cha trong giấy khai sinh
Trước khi đi trả lời cho câu hỏi Giấy khai sinh không có tên cha, con có bị thiệt thòi gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua các trường hợp không ghi tên cha trong giấy khai sinh.
Trường hợp 1: Trẻ bị bỏ rơi không xác định được thông tin của cha, mẹ
Đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi, theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP, ngay sau khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người phát hiện có trách nhiệm thông báo cho UBND hoặc Công an xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Sau đó, người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ nếu không có thông tin về cha mẹ đẻ trong thời gian 07 ngày liên tục ra thông báo.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi sẽ có điểm khác so với đăng ký thông thường, cụ thể tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống, trong sổ hộ tịch phải ghi rõ là trẻ bị bỏ rơi. Như vậy, trong trường hợp này giấy khai sinh sẽ không có thông tin của cha.
Trường hợp 2: Chưa xác định được cha
Đối với trường hợp này có thể do nhiều nguyên nhân mà chưa xác định được cha như: Chưa đăng ký kết hôn, mẹ đơn thân, …. Lúc này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha. Phần ghi về cha trong giấy khai sinh sẽ để trống.
Giấy khai sinh không có tên cha con có thiệt thòi không?
Thông thường, giấy khai sinh của mỗi người sẽ ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của cá nhân, thông tin cha, mẹ. Tuy nhiên, vì một số lý do dẫn đến nhiều trẻ Giấy khai sinh không có thông tin về cha. Câu hỏi được đặt ra là Giấy khai sinh không có tên cha, con có bị thiệt thòi gì không?
Về cơ bản nếu không có thông tin cha trên giấy khai sinh cũng sẽ gây cho trẻ những ảnh hưởng về mặt tâm lý, sự thiếu sót trong cập nhật thông tin của trẻ, đồng thời có thể sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề quyền lợi của trẻ như:
Vấn đề 1: Hưởng di sản thừa kế từ cha
Bộ luật dân sự 2015 gồm một số quy định về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, như:
“ Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
“ Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Theo đó, để được hưởng di sản thừa kế, cần xuất trình bằng chứng chứng minh quan hệ cha con và giấy tờ chủ yếu được sử dụng để chứng minh quan hệ cha, con là giấy khai sinh.
Đối với trường hợp giấy khai sinh của người con không có tên cha, sẽ không có căn cứ để xác định ai là cha của người con đó dẫn đến việc hưởng di sản thừa kế khó khăn hơn.
Vấn đề 2: Yêu cầu cấp dưỡng từ cha
Trong trường hợp người mẹ không đủ khả năng chăm sóc và muốn yêu cầu cấp dưỡng từ cha cho trẻ thì cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu cấp dưỡng. Trong hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng cần có các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con thì Tòa án mới có cơ sở để xử lý vụ án dân sự. Lúc này, nếu trong giấy khai sinh không có tên cha cũng sẽ gây khó khăn trong vấn đề xác định thông tin để yêu cầu cấp dưỡng.
Thủ tục bổ sung thông tin cha trong giấy khai sinh
Nếu trong Giấy khai sinh không có thông tin người cha, có thể thực hiện bổ sung thêm thông tin theo 02 trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Thực hiện việc đăng ký nhận cha con
Theo Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014, cần nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc của con.
Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
“ 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
Trường hợp 2: Thủ tục bổ sung hộ tịch
Theo đó, căn cứ Điều 29 Luật Hộ tịch để thực hiện thủ tục này cần nộp bộ hồ sơ đăng ký bổ sung hộ tịch bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký bổ sung hộ tịch (theo mẫu)
+ Giấy khai sinh của con.
+ Văn bản thừa nhận là con chung của vợ chồng
+ Xuất trình Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân của cha, mẹ.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức hộ tịch – tư pháp ghi nội dung bổ sung vào phần thông tin cha trong Giấy khai sinh và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Trên đây là các nội dung liên quan đến Giấy khai sinh không có tên cha, con có bị thiệt thòi gì không? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hướng dẫn kê khai tài sản theo nội dung phụ lục Nghị định 130
Thực hiện kê khai tài sản được xác định là một trong những biện pháp cần thiết và quan trọng nhằm phòng chống tình trạng tham nhũng ở nước ta....
Luật sư giỏi nhất thế giới là ai?
Luật sư giỏi nhất thế giới là những ai? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu...
Các bước tra cứu bản án nhanh nhất năm 2024
Thông qua việc các bản án, quyết định của Tòa án được đăng tải sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân tiếp cận công lý, người dân sẽ được biết kết quả xét xử những vụ án nghiêm trọng, những vụ, việc nổi cộm của xã...
Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp...
Bộ đội biên phòng là gì? Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ gì?
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về: Bộ đội biên phòng là gì? Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ...
Xem thêm