Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 966 Lượt xem

Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không?

Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Hộ chiếu, chứng minh nhân dân và căn cước công dân là các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân. Tuy nhiên, hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Chứng minh nhân dân là gì?

Theo Điều 1 Văn bản số: 03/VBHN-BCA  ngày 26 tháng 9 năm 2013, chứng minh nhân dân được hiểu là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Cũng theo quy định của pháp luật, chứng minh nhân dân có hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Trong đó, mặt trước: Bên trái, từ trên xuống có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.

Căn cước công dân là gì?

Theo quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành, thẻ căn cước công dân được hiểu là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân như họ & tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi thường trú, đặc điểm nhận dạng. Thẻ căn cước công dân có thể dùng để thay thế nhiều loại giấy tờ khác.

Theo Luật Căn cước công dân năm 2014, các công dân từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Những thông tin được in trên thẻ căn cước công dân sẽ được mặc định, không thay đổi, kể cả khi được cấp lại hay người dân thay đổi nơi ở.

Theo quy định, mặt trước của thẻ căn cước công dân bao gồm các thông tin: Ảnh, số CCCD, họ và tên khai sinh, ngày – tháng – năm sinh, giới tính, quê quán, quốc tịch, hộ khẩu thường trú, ngày – tháng – năm hết hạn. Còn mặt sau của thẻ sẽ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa, vân tay, đặc điểm nhận dạng của công dân được cấp thẻ, ngày – tháng – năm cấp thẻ, họ và tên, chức danh, chữ ký của chính chủ thẻ, dấu của cơ quan cấp thẻ.

Hộ chiếu là gì?

Theo quy định của Luật xuất, nhập cảnh 2019, hộ chiếu được định nghĩa là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam. Hộ chiếu cấp cho công dân được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân của chủ sở hữu hộ chiếu đó. Do đó, hộ chiếu được xem như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của cá nhân ở quốc gia mà cá nhân không mang quốc tịch của quốc gia đó.

Những thông tin cơ bản trên hộ chiếu, bao gồm:

– Họ và tên, ngày tháng năm sinh của chủ sở hữu hộ chiếu đó;

– Nơi cư trú của chủ sở hữu;

– Hộ chiếu có dán ảnh đi kèm;

– Quốc tịch của chủ sở hữu;

– Chữ ký của người được cấp hộ chiếu;

– Ngày cấp;

– Ngày hết hạn.

Các loại hộ chiếu phổ biến hiện nay

Căn cứ theo quy định của Luật xuất, nhập cảnh 2019, hộ chiếu được cấp cho công dân Việt nam để công dân xuất cảnh, nhập cảnh bao gồm: (i) Hộ chiếu ngoại giao; (ii) Hộ chiếu công vụ; và (iii) Hộ chiếu phổ thông.

Trong đó, hộ chiếu ngoại giao là loại hộ chiếu được cấp cho các quan chức ngoại giao của chính phủ để đi nước ngoài công tác. Những người được cấp hộ chiếu ngoại giao thường giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước như: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng, thứ Trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An hay Bộ Tư Pháp,…

Hộ chiếu ngoại giao sẽ có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước.

Người cầm hộ chiếu ngoại giao có quyền ưu tiên qua các cổng ưu tiên đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo quy định của nước đến.

Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu được cấp cho các quan chức chính phủ đi nước ngoài do công vụ của nhà nước.

Hộ chiếu công vụ sẽ có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp và đối tượng được cấp hộ chiếu này được quyền đến tất cả các nước.

Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo quy định của nước đến.

Thẩm quyền: Hộ chiếu công vụ được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.

Hộ chiếu phổ thông là hộ chiếu quốc gia và được cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông được sử dụng với mục đích để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam và các nước. Đặc biệt hộ chiếu phổ thông cũng được sử dụng thay thế cho chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên và có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi và có thời hạn không quá 05 năm, tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Trong trường hợp bổ sung đối với trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của cha hoặc mẹ và thời hạn hộ chiếu của cha hoặc mẹ được điều chỉnh có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.

Thẩm quyền: Để có hộ chiếu này, các cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

Từ những nội dung đã phân tích ở trên, trong các loại hộ chiếu chỉ có hộ chiếu phổ thông mới có thể thay thế cho chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Trên đây là nội dung bài viết “Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân không?” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được làm rõ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi