• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3468 Lượt xem

Quy định dự phòng trợ cấp thôi việc

Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp chỉ quy định về Xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm và số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp mà không quy định về quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc.

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một số trường hợp pháp luật quy định. Trợ cấp thôi việc có được trích lập quỹ dự phòng không là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp. Để giải đáp những thắc mắc đó mời quý bạn đọc đến với bài viết Quy định dự phòng trợ cấp thôi việc của công ty Hoàng Phi.

Trợ cấp thôi việc là gì?

Dựa trên các quy định hiện hành, có thể hiểu trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 điều 34 Bộ Luật Lao động 2019.

Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Để được hưởng trợ cấp thôi việc, cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên;

– Chấm dứt hợp đồng lao động thuộc các trường hợp sau:

+  Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động.

+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động.

Cần lưu ý, các trường hợp sau không được hưởng trợ cấp thôi việc:

+ Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Quy định về dự phòng trợ cấp thôi việc

Hiện nay, chưa có quy định dự phòng trợ cấp thôi việc mà chỉ có các quy định về dự phòng trợ cấp mất việc làm. Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp chỉ quy định về Xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm và số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp mà không quy định về quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Thêm vào đó, khoản 7 điều 1 nghị định 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động quy định như sau:

“Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động”

Theo đó, cách hạch toán trợ cấp thôi việc như sau:

– Trong kỳ, khi tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ, hạch toán như sau:

+ Nợ TK 641, 642

+ Có TK 334

– Khi thanh toán cho người lao động, hạch toán như sau;

+ Nợ TK 334

+ Có TK 111, 112

Cần chú ý, Nếu khoản trợ cấp thôi việc cao hơn mức quy định thì NLĐ phải đóng thuế TNCN cho phần chênh lệch. Tùy thời điểm chi trả (trước/sau khi chấm dứt hợp đồng) mà NSDLĐ tính mức thuế TNCN cho phần chênh lệch này theo biểu lũy tiến hay toàn phần.

Mặt khác, ngày 04 tháng 04 năm 2016, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1368/TCT-CS trả lời Cục thuế tỉnh Hải Dương  về việc trả lời chính sách thuế, Tổng cụ thuế đã kết luận doanh nghiệp chỉ được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, không có quy định cho phép doanh nghiệp trích trước vào chi phí hoặc trích lập quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc.

Như vậy, có thể kết luận rằng doanh nghiệp chỉ được trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm mà không cho phép doanh nghiệp trích trước vào chi phí hoặc trích trước vào chi phí hoặc trích lập quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Quy định dự phòng trợ cấp thôi việc của luathoangphi.vn. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc.

Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 1900 6557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi