Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm
Quỹ bổ sung thu nhập cũng nhằm bảo đảm bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm tiếp theo nếu nguồn thu năm đó bị giảm, đây là một vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Ngày nay, vấn đề tiền lương là vấn đề được người lao động quan tâm nhất để lựa chọn ngành nghề của mình. Ngoài tiền lương dựa trên mức lương cơ sở thì Nhà nước còn quy định người lao động được hưởng thêm các khoản phụ cấp và tiền thưởng khác trong một số trường hợp nhất định. Vậy đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm là những ai?
Thu nhập tăng thêm là gì?
Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Tiền trả cho thu nhập tăng thêm được tính vào khoản chi thuộc Quỹ bổ sung thu nhập nhằm bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm. Quỹ bổ sung thu nhập cũng nhằm bảo đảm bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm tiếp theo nếu nguồn thu năm đó bị giảm, đây là một vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Các đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm?
Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp công là đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước) cụ thể như sau:
+ Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức quy định về viên chức: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
+ Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định về công chức và cán bộ như sau:
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo các quy định trên, cơ cấu số lượng người làm việc tại các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay như sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập gồm có: Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức và người lao động theo hợp đồng.
– Cơ quan Nhà nước sẽ gồm: Cán bộ (được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, nếu có), công chức và người lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Những người làm việc theo hợp đồng tạm tuyển, hợp đồng khoán, hợp đồng có thời hạn…thì không thuộc đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm. Các công việc liên quan đến loại hợp đồng này thường là kế toán, lao công, bảo vệ, hoặc y tế,…họ thường làm việc theo thời vụ.
Cách xác định thu nhập tăng thêm?
Mức chi trả thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào Quỹ bổ sung thu nhập của tổ chức, và loại đơn vị sự nghiệp công.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
– Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Đơn vị được quyền quyết định lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức không giới hạn mà pháp luật không quy định.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích giới hạn là không quá 03 lần so với quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích giới hạn không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định
– Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích chỉ được 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định
Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác như sau:
– Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích giới hạn không quá 03 lần so với quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích giới hạn không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định
– Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích chỉ 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định
– Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích chỉ 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định
Mức trích lập Qũy bổ sung thu nhập cụ thể được thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải được công khai trong đơn vị để toàn thể người lao động được biết.
Như vậy, không phải ai cũng thuộc nhóm đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm.
Trên đây là nội dung phân tích về các đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm. Hy vọng sẽ giúp Qúy bạn đọc xác định được mình có thuộc trường hợp được hưởng theo quy định của pháp luật không để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Ai có quyền sa thải nhân viên?
Không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hoặc nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời trong một vụ vi phạm của...
Người lao động có thể làm việc không trọn thời gian không?
Làm việc không trọn thời gian còn gọi là làm việc bán thời gian là hình thức làm việc được thịnh hành trên thế giới và ngày càng trở nên phổ biến ở Việt...
Trách nhiệm bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động
Nam được xác định là bị tai nạn lao động và bị suy giảm 32% khả năng lao động. Luật sư cho tôi hỏi, công ty có trách nhiệm phải bồi thường cho Nam hay...
Sa thải công nhân tự ý nghỉ việc là đúng hay sai?
Tôi tự ý nghỉ việc 04 ngày trong tháng 1/2023 và có 3 lần đi làm muộn. Công ty ra quyết định sa thải tôi là đúng hay sai? Tôi có thể khởi kiện công ty...
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
Theo các tài liệu của ILO ghi nhận thì lao động giúp việc gia đình, đặc biệt lao động giúp việc gia đình làm việc tại nước ngoài là đối tượng lao động dễ bị bóc lột và lạm dụng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do tính chất đồng lao động nữ của lĩnh vực lao động giúp việc gia đình, cách nhìn nhận phổ biến đối với công việc này là một loại hình lao động tay nghề thấp...
Xem thêm