• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2052 Lượt xem

Đối tượng áp dụng Bộ luật lao động

Quy định về đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động nhằm xác định cụ thể chủ thể nào thuộc phạm vi áp dụng các quy định của Bộ luật lao động.

Đối tượng áp dụng Bộ luật lao động gồm những ai?

Theo Điều 2 Bộ luật lao động thì đối tượng áp dụng Bộ luật lao động như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. 

Tư vấn về đối tượng áp dụng Bộ luật lao động

Quy định về đối tượng áp dụng của BLLĐ nhằm xác định cụ thể chủ thể nào thuộc phạm vi áp dụng các quy định của BLLĐ. 

Đối tượng áp dụng của BLLĐ bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Các chủ thể này khá đa dạng, bao gồm những chủ thể trực tiếp của quan hệ lao động (người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động); các chủ thể tiến (trước) quan hệ lao động (người học nghề, người tập nghề); các chủ thể có liên quan đến quan hệ lao động (cơ sở đào tạo nghề, cơ quan bảo hiểm xã hội…). 

Trong đối tượng áp dụng của BLLĐ còn có đối tượng: Người làm việc không có quan hệ lao động. Đây là đối tượng lần đầu tiên được đưa vào áp dụng trong BLLĐ. Việc mở rộng đến nhóm đối tượng này cho thấy tầm bao phủ, vị trí, vai trò của BLLĐ với quan hệ lao động trong thị trường cũng như nhu cầu bảo vệ bằng pháp luật lao động với những đối tượng lao động này. 

Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng áp dụng của BLLĐ đến những người làm việc không có quan hệ lao động cũng có khả năng nảy sinh những bất cập về pháp lý khi triển khai thực hiện BLLĐ:

Thứ nhất: Về khoa học luật lao động – tiền lệ trên thế giới và ở Việt Nam chưa thấy có sự điều chỉnh nhóm đối tượng này trong luật lao động mà pháp luật lao động chỉ tập trung điều chỉnh nhóm quan hệ lao động làm công, hưởng lương với những đặc trưng về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động;

Thứ hai: Các quy định của BLLĐ chỉ áp dụng trên cơ sở có sự tồn tại của mối quan hệ song phương, từ đó có sự tương hỗ về quyền và nghĩa vụ chủ thể. Do đó khi có sự vi phạm của chủ thể này thì pháp luật lao động có cơ sở để xác định trách nhiệm của chủ thể kia (ví dụ: trong vấn đề thời giờ làm việc, tiền lương, điều kiện lao động, kỷ luật lao động… khi người lao động bị vi phạm thì luật lao động sẽ xác định được người sử dụng lao động cụ thể chịu trách nhiệm về vi phạm). 

Tuy nhiên, đối với người làm việc không có quan hệ lao động thì đây là đối tượng chủ yếu thuộc khu vực phi kết cấu, là nhóm đối tượng tự tạo việc làm nên quan hệ không có tính song phương hoặc không có tính chất của quan hệ thuê mướn lao động. Do đó, việc áp dụng các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương tối thiểu, điều kiện làm việc, thương lượng tập thể… với nhóm đối tượng này là thách thức không nhỏ khi thực thi BLLĐ. 

Đánh giá tổng thể các quy định của BLLĐ, có lẽ chỉ có quy định về lao động chưa thành niên trong Chương XI là có thể áp dụng với nhóm người làm việc không có quan hệ lao động. Chính vì vậy, quy định đối tượng áp dụng với người làm vic không có quan hệ lao động trong khoản 1 Điều 2 BLLĐ dường như mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và tuyên ngôn pháp lý trong bối cảnh hiện nay. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi