Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3549 Lượt xem

Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46

Quá trình xây dựng là quá trình thực tế chứ không phải tượng tượng. Do đó cần có mặt bằng cụ thể để tiến hành thi công theo tiến độ. Việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc và tiến độ xây dựng hoặc toàn bộ mặt bằng để việc thực hiện quá trình xây dựng được diễn ra đúng theo kế hoạch đã đặt ra.

Khi xây dựng bất kỳ công trình nào thì việc khởi công công trình hết sức quan trọng. Để có thể thực hiện khởi công công trình thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng cần đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật để được phép tiến hành xây dựng, khởi công công trình. Trên thực tế, nhiều người chưa nắm được nội dung vấn đề điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này mà Quý độc giả còn thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng.

Đội ngũ luật sư và chuyên viên của chúng tôi hiểu được những băn khoăn này, chúng tôi đưa ra bài viết phân tích về điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46 và những nội dung xoay quanh vấn đề để giúp Quý độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về vấn đề này.

Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46

Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46 có ý nghĩa hết sức quan trọng và được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 về giám sát thi công xây dựng công trình cần “Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng”. Căn cứ theo điều 107 Luật xây dựng 2014 quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình, cụ thể việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau

Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình

1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;

e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này”.

Căn cứ các quy định pháp luật thì có thể thấy các điều kiện khởi công xây dựng công trình được quy định cụ thể và rõ ràng. Cụ thể:

Thứ nhất: Có mặt bằng để đáp ứng cho quá trình xây dựng. Quá trình xây dựng là quá trình thực tế chứ không phải tượng tượng. Do đó cần có mặt bằng cụ thể để tiến hành thi công theo tiến độ. Việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc và tiến độ xây dựng hoặc toàn bộ mặt bằng để việc thực hiện quá trình xây dựng được diễn ra đúng theo kế hoạch đã đặt ra.

Thứ hai: Để có thể xây dựng cần có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng. Một số công trình cụ thể thì phải đáp ứng được yêu cầu có giấy phép theo quy định mới có thể tiến hành xây dựng; trừ những trường hợp được miễn yêu cầu phải có giấy phép xây dựng cũng được quy định cụ thê tại khoản 2 điều 89 Luật Xây dựng 2014 đã quy định. Cụ thể là các trường hợp sau

“ Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ”.

Thứ ba: Cần có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể của từng hạng mục và phải thông qua quá trình kiểm tra, phê duyệt của chủ đầu tư. Việc thi công dựa nội dung đúng như trong bản vẽ, thiết kế đã xác lập trước đó. Nếu sai phạm chủ đầu tư sẽ không được phép thi công xây dựng.

Thứ tư: Điều kiện về  hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Việc có hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu sẽ lựa chọn để làm căn cứ xác lập các quyền và nghĩa vụ các bên. Đồng thời khi có tranh chấp có thể có căn cứ giải quyết và xử lý.

Ngoài ra cần có điều kiện được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình. Vốn giúp việc thi công nhanh chóng và xử lý kịp thời.

Ngoài ra cần có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Đây là điều kiện đảm bảo môi trường xung quanh trong quá trình thi công được đảm bảo an toàn, tránh ô nhiễm môi trường.

Riêng trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định về giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng. Các loại giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư gồm: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình; Giấy phép xây dựng có thời hạn

Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46. Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về các nội dung của vấn đề điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi